Ung thư cổ tử cung và ung thư vú là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tử vong do ung thư ở nữ giới. Do đó, việc tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung định kì sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm để tăng tỷ lệ điều trị thành công. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ về về hoạt động này.
Bạn đang đọc: Hiểu rõ về tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung
1. Những điều cần biết về tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ giới
1.1. Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ giới
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp, đứng thứ 2 trong số các loại ung thư ở phụ nữ. Bệnh do virus HPV gây ra. Đây là loại virus dễ lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, chỉ cần có tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục một lần cũng có thể bị lây. HPV lây từ nam sang nữ, từ nữ sang nam nhưng chỉ có thể gây nên bệnh ở nữ giới. Có rất nhiều chủng virus HPV, tuy nhiên chỉ có 5 loại có gây ung thư đó là type 16, 18, 45, 31, 33… trong đó type 16 và 18 có khả năng gây ra bệnh cao nhất.
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện tại các tế bào ở mô của vú. Các tế bào này thường được phát sinh từ ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó lây lan ở các mô hoặc cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể. Ung thư vú thường xảy ra ở nữ giới và nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi. Dưới 10% ung thư vú xảy ra trước tuổi 40, 25% xảy ra trước độ tuổi 50 và trên 50% xảy ra vào sau 50 tuổi.
Mặc dù là bệnh nguy hiểm tuy nhiên ung thư vú và ung thư cổ tử cung vẫn có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu phát hiện sớm. Do đó, việc tầm soát ung thư rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Đây là phương pháp giúp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra các tế bào bất thường trước khi biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn ngừa, điều trị ung thư cổ tử cung đạt thành công tới 75 – 90%.
Ung thư vú và ung thư cổ tử cung vẫn có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu phát hiện sớm
1.2. Một số phương pháp giúp tầm soát ung thư vú và ung thư cổ tử cung
Phương pháp giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung
– Xét nghiệm Pap smear: Đây là một xét nghiệm tế bào học nhằm giúp tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
– Soi cổ tử cung: Là một biện pháp được áp dụng giúp phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung. Phương pháp này được tiến hành khi nhận thấy cổ tử cung có tổn thương bất thường hoặc đối với những nữ giới trên 40 tuổi.
– Sinh thiết cổ tử cung: Đây là phương tiện sau cùng và giúp cho kết quả chính xác hơn cả. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành bằng cách lấy mô tại nơi soi cổ tử cung có tổn thương nghi ngờ và soi qua kính hiển vi để tìm ra các tế bào ác tính.
Phương pháp giúp sàng lọc ung thư vú
– Chụp nhũ ảnh: Phương pháp chụp nhũ ảnh giúp phát hiện các tổn thương mà thông qua khám lâm sàng không thể nhận thấy.
– Siêu âm vú: Phương pháp này giúp phát hiện được nang hoặc bướu đặc, qua đó cung cấp thông tin về bản chất và giới hạn của bướu đặc cùng các tổn thương khác ở vú. Ngoài ra, đây còn là phương tiện hình ảnh chỉ dẫn sinh thiết tổn thương khi nghi ngờ ác tính.
– Chụp MRI: Thường được sử dụng cho nhóm phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh. Chụp MRI được chứng minh là công cụ hỗ trợ cho nhũ ảnh trong các trường hợp có đột biến BRCA nhằm phát hiện ra ung thư giai đoạn sớm tuy nhiên chi phí thực hiện khá cao.
– Khám lâm sàng tuyến vú: Phương pháp này sẽ được thực hiện bởi bác sĩ lâm sàng. Bệnh nhân được khám với 2 tư thế:ngồi và nằm, khám và so sánh 2 bên tuyến vú. Khám lâm sàng cũng có thể giúp phát hiện bướu ≥ 1cm.
Tìm hiểu thêm: “Vạch trần” bộ 3 ung thư dạ dày – thực quản – đại trực tràng chỉ một lần khám
Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định khám phù hợp
2. Lưu ý khi tầm soát ung thư cho nữ giới
– Nữ giới nên thực hiện phương pháp Pap Smear 2 tuần sau khi kỳ kinh nguyệt cuối cùng kết thúc.
– Không thực hiện quan hệ tình dục trong vòng 48h trước khi tiến hành xét nghiệm.
– Không sử dụng các loại thuốc bôi âm đạo, dụng cụ tránh thai âm đạo, kem bôi trơn hoặc thụt rửa âm đạo 48h trước khi làm xét nghiệm.
– Nên tiến hành lấy máu xét nghiệm vào buổi sáng, có thể cần nhịn ăn khoảng 8 đến 12 tiếng trước khi lấy máu.
– Không uống nước ngọt, sữa, các loại nước trái cây, rượu, bia hoặc nước uống có cafein trong vòng 12h trước khi lấy máu xét nghiệm.
– Luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, không thức đêm trước ngày tiến hành thăm khám.
– Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của các nhân viên y tế để quá trình lấy máu xét nghiệm nhanh chóng và chính xác.
– Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo có kết quả thăm khám với độ chính xác cao.
>>>>>Xem thêm: Điều trị bệnh ung thư ở đâu?
Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề để buổi thăm khám được diễn ra thuận lợi
Hiện nay, nhằm giúp chị em an tâm về sức khỏe, tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang triển khai các gói tầm soát ung thư vú và tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các danh mục thăm khám cần thiết để giúp phát hiện bệnh một cách hiệu quả, ngay từ giai đoạn sớm. Khi đăng ký gói tầm soát ung thư tại TCI, người bệnh sẽ được thăm khám cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu, hệ thống trang thiết bị tiên tiến cùng dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tình,… Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc tầm soát ung thư vú và tầm soát ung thư cổ tử cung. Là phụ nữ hiện đại – đừng ngại tầm soát sức khỏe!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.