Viêm họng thanh quản là bệnh lý thuộc đường hô hấp phổ biến, xảy ra ở hầu hết đối tượng. Khi thanh quản và dây thanh âm bị kích thích, sưng tấy do sự tấn công của các vi khuẩn, virus bên ngoài, khi đó cổ họng đã bị viêm. Vậy điều trị bệnh như thế nào để hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bỏ túi cách điều trị viêm họng thanh quản hiệu quả nhất
1. Viêm họng thanh quản có nguy hiểm không?
Viêm thanh quản là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới khoảng 3 tuần, được gọi là viêm thanh quản cấp. Nếu triệu chứng kéo dài trên 3 tuần thì bạn đã mắc viêm thanh quản mãn tính, việc điều trị sẽ cần nhiều thời gian và tốn kém hơn. Hầu hết bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus bên ngoài.
1.1. Viêm họng thanh quản đối với trẻ em
Bệnh viêm họng ở trẻ em luôn cần phải theo dõi sát sao, cẩn thận bởi triệu chứng gây khó thở ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Bệnh thường diễn biến trong khoảng 1 tuần rồi tự khỏi. Trong trường hợp trẻ mắc biến chứng bội nhiễm dẫn đến đồng nhiễm các bệnh khác làm cho sức khỏe sa sút như viêm tai, viêm phổi… Các bậc phụ huynh cần chủ động theo dõi các dấu hiệu cơ thể của trẻ: chảy dịch tai, khó thở, đau tai…
Hầu hết các trường hợp trẻ mắc viêm thanh quản thường có diễn biến nguy hiểm do hiện tượng phù nề, đường ống thở nhỏ nên dễ gây khó thở. Đôi khi quá trình viêm nhiễm sẽ tạo nên những ổ áp xe rồi gây loét, vỡ làm mủ tràn xuống khí – phế quản gây ra chứng viêm phổi.
Trẻ có thể sẽ nguy hiểm tính mạng khi hiện tượng phù nề lan nhanh xuống khí – phế quản, lớp niêm mạc dưới xuất hiện nhiều dịch quánh, làm tắc ống thở gây khó thở. Lúc này trẻ sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột, thở nặng nề, nhịp thở nhanh. Bệnh sẽ tiến triển nhanh và gây tử vong trong vòng 24h nếu không kịp thời điều trị.
Viêm thanh quản xảy ra ở trẻ em có xu hướng nguy hiểm hơn
1.2. Viêm họng thanh quản đối với người lớn
Viêm thanh quản đối với người lớn thường hiếm khi gây ra tình trạng nguy hiểm và có thể hồi phục tốt hơn so với trẻ nhỏ. Thông thường, bệnh xảy ra do cúm đơn thuần hoặc kết hợp với các vi khuẩn khác gây nên các bệnh sau:
– Thể xuất tiết: sốt, mệt mỏi, xuất huyết dưới thanh quản
– Thể phù nề: Đây là giai đoạn sau của xuất tiết, có triệu chứng nuốt đau, khó thở, giọng khàn. Phù nề thường xảy ra ở thanh nhiệt và mặt sau của sụn phễu.
– Thể loét: sụn phễu và sụn thanh nhiệt bị phù nề, loét nông, bờ đỏ.
– Thể viêm tấy: sốt cao, mạch đập nhanh, khó nuốt, đau họng, giọng khàn đặc, thanh quản viêm tấy, sưng to
– Thể hoại tử: khó nói, nuốt đau, màng sụn bị viêm và hoại tử, tổ chức liên kết lỏng lẻo ở cổ viêm tấy, cứng, sưng mủ
Viêm thanh quản ở người lớn sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần
2. Cách điều trị viêm thanh quản hiệu quả
Hầu hết các triệu chứng của viêm thanh quản có thể tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên nếu thấy sau hơn khoảng thời gian này mà các dấu hiệu vẫn không thuyên giảm hoặc có biến chứng lạ, nặng hơn sau đây xảy ra thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
– Khó thở, thở nặng nề
– Ho ra máu
– Sốt dai dẳng, sốt cao
– khó nuốt
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm thanh quản mà bạn có thể áp dụng dưới đây. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc của từng phương pháp và làm theo chỉ định của bác sĩ.
– Điều trị bằng phương pháp xông hơi: Đây là phương pháp phổ biến, khí dung thanh quản bằng thuốc kháng sinh, có thể kết hợp với thuốc giảm viêm, giảm phù nề theo lời chỉ định của bác sĩ.
– Liệu pháp luyện giọng: Các chuyên gia sẽ dựa trên mức độ tổn thương của giọng mà tìm ra cách luyện cổ họng sao cho phù hợp với trường hợp bệnh nhất, vừa giúp cải thiện giọng nói vừa bảo vệ thanh quản.
– Phẫu thuật: Nếu trong trường hợp điều trị bằng thuốc kháng sinh không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân khi mắc các bệnh viêm phế quản bị phù Reinke, viêm thanh quản mãn tính hoặc biến chứng về bệnh khối u thanh quản.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề: Hóc xương cá có tự khỏi không
Phẫu thuật điều trị viêm thanh quản giúp lấy lại giọng nói và bảo vệ cổ họng
Một số phương pháp bạn có thể tự chăm sóc tại nhà:
– Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cổ họng không khô rát
– Uống nhiều nước, đảm bảo 2 lít nước mỗi ngày
– Hạn chế đồ uống có cồn như bia rượu và cà phê
– Súc miệng nước muối sinh lý thường xuyên giúp kháng khuẩn
– Không nên sử dụng thuốc thông mũi sẽ làm cổ họng khô
– Khám sức khỏe chuyên khoa tai – mũi – họng thường xuyên để theo dõi, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.
>>>>>Xem thêm: Phòng khám tai mũi họng nhi tốt ở Hà Nội cha mẹ nên chọn
Khám sức khỏe chuyên khoa tai – mũi – họng thường xuyên giúp phòng tránh các tác nhân gây bệnh
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm họng thanh quản.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.