Làm thế nào để chữa ê nhức răng vào ban đêm? 

Đau răng, nhức răng có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bao gồm cả buổi đêm. Nếu cơn đau xảy ra nhiều vào ban đêm, tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe răng miệng. Do đó những thông tin về cách chữa ê nhức răng ban đêm được rất nhiều người quan tâm.

Bạn đang đọc: Làm thế nào để chữa ê nhức răng vào ban đêm? 

Mọi người thường thấy khu vực xung quanh răng trở nên đau nhói kèm theo sưng lên, thân nhiệt tăng cao, đau đầu thậm chí có dịch chảy ra từ chiếc răng bị đau do nhiễm trùng. Vậy, làm thế nào để đối phó với tình trạng đau nhức răng vào ban đêm? Bài viết dưới đây sẽ “giải mã” vấn đề này.

1. Nguyên nhân dẫn đến ê nhức răng vào ban đêm

Đau răng thường xảy ra khi sức khỏe nướu hoặc răng đang gặp vấn đề. Thông thường, các nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau nhức răng vào ban đêm là:

– Miệng hoặc hàm của người bệnh đang chịu tổn thương: các tình trạng tổn thương này tương đối đa dạng, từ chấn thương kín cho đến chấn thương mặt.

– Mắc bệnh viêm xoang: nước mũi từ khu vực xoang đang bị nhiễm trùng có khả năng gây nên cơn đau răng.

– Răng bị sâu, áp xe răng: sự tấn công của vi khuẩn vào răng sẽ làm cho các dây thần kinh trong bộ phận này lộ ra và gây đau đớn.

Làm thế nào để chữa ê nhức răng vào ban đêm? 

Những người bị sâu răng thường hay có cảm giác ê buốt, đau nhức vào buổi đêm

– Phần trám răng bị mẻ, mất: lỗ hổng xuất hiện ở phần miếng trám bị mất có thể là tác nhân làm cho dây thần kinh bên trong răng lộ ra và gây đau.

– Thức ăn hoặc các mảnh vụn khác bị kẹt ở các kẽ răng: những mảnh vụn hữu cơ hoặc vô cơ bị mắc kẹt trong kẽ răng sẽ gây áp lực đè nén lên các răng ở xung quanh, gây ra cơn đau khó chịu.

– Mọc răng khôn: sự phát triển của răng khôn mọc lệch, đồng thời tổn thương nướu được cho là nguyên nhân đau răng phổ biến.

– Tật nghiến răng khi ngủ: thói quen nghiến răng vào ban đêm sẽ làm cho cơn đau răng phát sinh nhanh chóng.

2. Danh sách các cách chữa đau răng

2.1. Sử dụng thuốc để chữa đau răng

Các loại thuốc giảm đau có khả năng hữu dụng trong việc xoa dịu cơn đau răng đang “quấy rối” giấc ngủ của người bệnh. Bên cạnh đó, miếng dán giảm đau hoặc gel gây tê cũng có tác dụng tương tự. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc giảm đau cần lưu ý:

– Trẻ dưới 18 tuổi không được phép tự ý dùng thuốc.

– Thuốc cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa nhi mới được sử dụng.

Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ cho hàm hô: Bí quyết của nụ cười hoàn mỹ 

Làm thế nào để chữa ê nhức răng vào ban đêm? 

Khi bị đau răng nhiều người thường hay sử dụng thuốc để giảm đau hiệu quả

2.2. Giữ đầu ở vị trí cao là cách để chữa ê nhức răng

Nếu cơn đau răng “hoành hành” vào ban đêm, làm người bệnh khó ngủ, thì các bác sĩ nha khoa khuyên rằng nên kê gối nằm sao cho vị trí của đầu sẽ cao hơn thân thể. Phương pháp này hoạt động theo cơ chế làm hạn chế lưu lượng máu đổ về khu vực khoang miệng, răng, từ đó ngăn chặn tình trạng đau răng trở nên trầm trọng hơn.

2.3. Không ăn thực phẩm lạnh, cứng trước khi đi ngủ

Các loại thực phẩm có đặc tính lạnh, cứng, chứa nhiều axit nằm trong danh sách hạn chế ăn trước khi đi ngủ. Bởi vì những loại thực phẩm này có khả năng khiến tình trạng sức khỏe của răng miệng cũng như các lỗ sâu đã hình thành trở nên tồi tệ hơn.

Do đó, theo các chuyên gia khuyến cáo nếu đang bị đau răng, hãy cố gắng không ăn các món ăn cứng, lạnh và có tính axit (chua, cay…) kể cả có đánh răng kĩ trước khi đi ngủ.

2.4. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để chữa ê nhức răng

Ngoài việc đánh răng đều đặn mỗi ngày, những người bị đau răng nên quan tâm đến việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm các loại nước súc miệng chứa cồn để khử trùng khoang miệng dễ dàng. Việc này sẽ hỗ trợ làm dịu phần nào đó cơn đau răng khó chịu.

2.5. Chữa ê nhức răng bằng cách chườm lạnh trước khi ngủ

Một trong những biện pháp trị đau răng tại nhà khác vào ban đêm được nhiều người áp dụng là chườm lạnh trước khi ngủ. Người bị đau răng hãy dùng khăn sạch bọc vài viên đá và áp trực tiếp lên khu vực má đang sưng để giảm thiểu cơn đau răng.

Làm thế nào để chữa ê nhức răng vào ban đêm? 

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về phương pháp thẩm mỹ răng: Bọc sứ Cercon HT

Chườm lạnh là một trong những cách chữa ê nhức răng hiệu quả vào ban đêm

2.6. Chữa đau răng bằng các loại thảo dược

Từ lâu, các nhà nghiên cứu của lĩnh vực y học cổ truyền đã sử dụng đến các loại thảo dược với mục đích chữa đau răng, ê nhức răng một cách tự nhiên và hiệu nghiệm. Phương pháp này cũng có thể được áp dụng với những trường hợp đau răng vào ban đêm.

Một số loại thảo dược đã được chứng minh có công dụng chữa đau răng “thần kỳ” bao gồm:

– Tỏi, lá ổi: giã hoặc xay nhuyễn vài tép tỏi, lá ổi rồi trộn với ít muối hạt và đắp lên vùng răng bị đau sẽ giúp giảm đau cực hiệu quả.

– Trà bạc hà: súc miệng bằng nước lá bạc hà khô pha với nước sôi trước khi đi ngủ để diệt khuẩn, giảm đau răng và hôi miệng rất hiệu quả.

– Vỏ xoài: đun sôi với nước với vỏ xoài, để nguội hòa với rượu trắng để ngậm mỗi tối khi bị đau nhức răng.

– Tinh dầu tràm: với tác dụng kháng khuẩn và chuyên giảm đau răng hiệu quả, ngậm tinh dầu tràm trong 5 – 10 phút, không được nuốt. Sau đó súc miệng nhiều lần lại bằng nước sạch.

– Lá trầu không: người đau răng giã nhỏ lá trầu không đã được rửa sạch với muối hạt và rượu trắng rồi tiến hành lọc lấy nước và để súc miệng trước khi đi ngủ. Chỉ sau 2-3 ngày cơn đau nhức răng ban đêm sẽ giảm nhẹ đi đáng kể.

Trên đây là những cách chữa ê nhức răng đau răng vào ban đêm rất hiệu quả mà không mất nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, những phương pháp trên có thể không mang lại hiệu quả tuyệt đối vì tuỳ từng cơ địa khác nhau của từng người. Người bệnh nên áp dụng những cách này từ 4-5 ngày nếu không thuyên giảm và xuất hiện thêm một số dấu hiệu như cảm thấy đau đầu khi mở miệng, nhiệt độ cơ thể tăng cao và gặp khó khăn khi thở hoặc nuốt thì cần đến nha khoa để kiểm tra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *