Những điều cần biết về viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp thường tự khỏi sau 2 – 3 tuần nhưng cũng có thể gây các biến chứng hoặc kéo dài thành dạng mạn tính. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm phế quản dạng cấp qua bài viết sau đây. 

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm phế quản cấp

1. Viêm phế quản và viêm phế quản cấp

Phế quản là ống dẫn không khí vào trong phổi, có hình dạng như hệ thống cành cây, chia ra nhiều cành, nhánh từ lớn tới nhỏ để dẫn khí vào phổi. Tình trạng viêm nhiễm ở phế quản được gọi là viêm phế quản. Bệnh được chia thành 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Trong đó, viêm phế quản dạng cấp thường chỉ kéo dài dưới 2 tuần. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài tới 8 tuần và trở thành mạn tính.

Viêm phế quản lây qua đường hô hấp thông qua các giọt dịch bắn (nước mũi, nước miếng, đờm…) của người bệnh. Khi người bình thường hít phải các giọt bắn này trong không khí hoặc chạm vào rồi đưa lên miệng mũi sẽ rất dễ mắc bệnh.

Những điều cần biết về viêm phế quản cấp

Dạng cấp của viêm phế quản thường kéo dài dưới 2 tuần.

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản

Viêm phế quản có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, bao gồm:

2.1 Virus – Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản cấp

Đây là tác nhân hàng đầu dẫn đến viêm phế quản thể cấp. Các loại virus có khả năng gây viêm phế quản có thể kể đến như Adenovirus, Corona virus, virus cúm A, B, Metapneumovirus, RSV, Rhinovirus, virus cúm gia cầm, virus gây bệnh SARS, virus đại thực bào đường hô hấp, herpes virus…

2.2 Vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm phế quản thường hiếm gặp hơn và không điển hình, chủ yếu là Chlamydia, Mycoplasma, ho gà, vi khuẩn gây mủ, phế cầu…

2.3 Hóa chất

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất như bụi vải dệt, amoniac, clo…sẽ gây kích ứng phổi, làm tăng nguy cơ mắc viêm phế quản.

2.4 Sức đề kháng kém là yếu tố nguy cơ của viêm phế quản cấp

Cùng gặp một tác nhân gây bệnh nhưng những người có sức đề kháng kém dễ bị viêm phế quản dạng cấp hơn. Việc từng mắc các bệnh lý cấp tính như cảm lạnh, cúm, hoặc bệnh mạn tính có thể khiến hệ thống miễn dịch bị tổn thương, khiến sức đề kháng suy giảm.

2.5 Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thường gây ợ nóng. Điều này có thể gây kích thích cổ họng và khiến người bệnh dễ mắc bệnh viêm phế quản và các vấn đề về phổi.

2.6 Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc

Nicotin trong khói thuốc lá có thể khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, tổn thương. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản cao.

2.7 Thời tiết

Sự thay đổi thời tiết là một trong những yếu tố gây bệnh viêm phế quản nói chung. Sự thay đổi đột ngột có thể gây kích ứng niêm mạc hô hấp, gây sưng, viêm. Đặc biệt, bệnh dễ khởi phát và lây lan vào mùa đông xuân.

3. Triệu chứng bệnh viêm phế quản dạng cấp tính

Khi các phế quản bị viêm có thể dẫn đến tổn thương lớp tế bào phủ ở mặt trong của lòng ống phế quản, gây phù nề tổ chức dưới niêm mạc. Tình trạng co thắt các cơ trơn dưới lớp mô này và tiết dịch vào lòng ống phế quản có thể dẫn tới nhiều triệu chứng khó chịu.

Các triệu chứng viêm phế quản dạng cấp tính thường gặp là:

3.1 Ho

Ho là một trong những triệu chứng không đặc hiệu nhưng lại rất phổ biến ở bệnh nhân viêm phế quản. Ho có thể xảy ra khi xuất hiện tình trạng viêm ở bất kỳ đâu trên đường hô hấp, từ mũi họng xuống đến phổi. Tuy nhiên các bác sĩ có kinh nghiệm có thể dưa vào tiếng ho để phán đoán viêm. Do vậy, đây cũng là một dấu hiệu quan trọng nhận diện bệnh viêm phế quản. Ho do viêm phế quản có thể là ho khan hay ho đờm, ho từng tiếng hoặc thành cơn.

Tìm hiểu thêm: 4 triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi

Những điều cần biết về viêm phế quản cấp

Các triệu chứng viêm phế quản dạng cấp.

3.3 Sốt

Tình trạng viêm ở phế quản có thể gây sốt cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp, người bệnh có thể sốt cao hoặc sốt nhẹ, sốt từng cơn hoặc liên tục. Có những trường hợp người bệnh không có biểu hiện sốt.

3.4 Sổ mũi, nghẹt mũi

Sổ mũi, nghẹt mũi thường xảy ra ở những người bị viêm phế quản xuất phát từ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

3.5 Tiết đờm

Tiết đờm là một triệu chứng thường gặp ở phản ứng viêm. Các loại đờm có thể có màu xanh, vàng hay trắng.

3.6 Thở khò khè

Tình trạng sưng viêm, phù nề thành phế quản, co thắt cơ trơn phế quản hoặc đờm có thể khiến lòng phế quản bị thu hẹp khiến không khí khó lưu thông. Tiếng khò khè phát ra là do không khí qua lại khe hẹp.

Cần phân biệt tiếng với tiếng khụt khịt mũi do viêm mũi. Tiếng khò khè trong bệnh viêm phế quản khác trong hen phế quản. Thở nhanh – khó thở thường ít gặp đối với viêm phế quản, cần phân biệt với các bệnh lý khác như: viêm phổi, hen, dị vật đường thở…

Khi thấy các biểu hiện này, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán, phân biệt chính xác.

4. Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản cấp

Dựa vào các triệu chứng, khai thác tiền sử bệnh và việc nghe tim phổi, bác sĩ có thể phát hiện một số tiếng bất thường ở phổi. Ngoài ra số xét nghiệm công thức máu, CRP, Procalcitonin, phương pháp chụp X-quang tim phổi, nội soi phế quản… có thể giúp chẩn đoán chính xác bạn có bị viêm phế quản hay không và mức độ bệnh ra sao.

Hơn 90% viêm phế quản là do virus. Hầu hết các trường hợp này sẽ khỏi sau 2-3 tuần, không cần điều trị bằng kháng sinh. Kháng sinh thường được chỉ định khi có nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc những trường hợp viêm phế quản ở người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người trên 65 tuổi có ho cấp tính, có đái tháo đường, tiền sử suy tim sung huyết, hiện đang dùng corticoid uống.

Còn lại, đa phần bệnh nhân viêm phế quản thể cấp tính sẽ được kê các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc trị ho, thuốc loãng đờm, thuốc kháng virus, bổ sung vitamin và khoáng chất…

Những điều cần biết về viêm phế quản cấp

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng tràn dịch màng phổi cần quan tâm

Chẩn đoán viêm phế quản bằng cách thăm khám chuyên khoa hô hấp.

5. Phòng bệnh viêm phế quản dạng cấp

Để phòng bệnh viêm phế quản, mỗi người cần:

– Tránh tiếp xúc gần với người đang có biểu hiện viêm hô hấp

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng

– Vệ sinh thường xuyên các bề mặt mà người bệnh tiếp xúc

– Uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

– Bổ sung kẽm, vitamin C, ăn đa dạng thực phẩm

– Tiêm phòng vaccine để phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *