“Bỏ túi” ngay các cách chữa nhức răng nhanh nhất

Tình trạng đau nhức răng có khả năng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ như sâu răng, nhiễm trùng răng,… Những cơn đau này gây ra khó chịu, cản trở ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, các cách chữa nhức răng nhanh nhất dưới đây có thể tạm thời ức chế cơn đau khó chịu này.

Bạn đang đọc: “Bỏ túi” ngay các cách chữa nhức răng nhanh nhất

1. Chữa đau răng bằng các thành phần tự nhiên

1.1 Dùng gừng để trị đau răng

“Bỏ túi” ngay các cách chữa nhức răng nhanh nhất

Gừng là loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh lý răng miệng trong đó có đau răng.

Gừng được biết đến là loại thực phẩm có tính kháng viêm cao nên được sử dụng nhiều trong việc điều trị bệnh lý răng miệng. Những người đang phải chịu đựng cơn đau nhức răng hãy giã nát vài nhánh gừng cùng với một chút muối, rồi sau đó đắp lên chỗ răng đau. Người bệnh có thể dùng cách khác là lấy bông thấm vào hỗn hợp vừa giã chấm lên chỗ răng đau. Hoạt chất có trong gừng sẽ giúp giảm đau, đồng thời ức chế các loại vi khuẩn phát triển. Bác sĩ khuyên rằng nên kiên trì thực hiện cách chữa đau răng này tại nhà để thấy được hiệu quả.

1.2 Dùng rau dền chữa nhức răng nhanh nhất

Rau dền không chỉ là nguyên liệu được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày mà còn có công dụng chữa đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng rau dền hơi kỳ công so với các loại nguyên liệu khác. Cụ thể, theo một bài thuốc cổ, người bệnh lấy rau dền đốt thành than tán nhỏ, rồi đắp lên chỗ đau giảm đau nhức đồng thời còn trị sâu răng rất hiệu quả.

1.3 Tỏi trị cơn đau nhức răng

Tỏi là nguyên liệu có khả năng sát khuẩn cao nên có thể giảm được tình trạng viêm, đau, sưng. Khi bị đau răng, hãy đập dập một vài nhánh tỏi tươi, có thể trộn thêm ít muối rồi đặt tép tỏi vào vị trí răng đang đau, cảm giác khó chịu sẽ giảm nhanh chóng.

Cách thức hai cũng hay được sử dụng là cho thêm chút nước vào tỏi và muối, giã cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn. Sử dụng bông chấm hỗn hợp này vào những chỗ đau răng, làm liên tục nhiều lần sẽ thấy giảm đau rõ rệt.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Nhổ răng khôn mấy ngày hết đau?

“Bỏ túi” ngay các cách chữa nhức răng nhanh nhất

Giã tỏi hoặc nhai tỏi là một trong những cách chữa nhức răng nhanh nhất mà nhiều người áp dụng.

1.4 Giảm đau răng bằng hạt tiêu và húng quế

Húng quế có khả năng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn còn hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm hiệu quả. Khi bị đau răng, nghiền nát vài lá húng quế cùng với một vài hạt tiêu đen và đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng các cơn đau răng.

1.5. Sử dụng đinh hương để chữa đau răng

Trong đinh hương chứa nhiều Eugenol – một loại hợp chất có tác dụng gây tê tự nhiên. Thêm vào đó, đinh hương còn có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn rất tốt, từ đó hỗ trợ quá trình chống nhiễm trùng răng và nướu.

Do đó, việc dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương rồi đặt lên khu vực đau răng là cách chữa trị các cơn đau nhức răng rất hiệu quả. Mặt khác, có thể thử phương pháp nhai đinh hương khô và ngậm nó tại khu vực đau răng khoảng 30 phút thay vì dùng tinh dầu chiết sẵn. Việc răng nghiền nát đinh hương làm “tiết ra” phần tinh dầu bên trong nó, giảm nhức răng nhanh chóng.

1.6. Súc miệng bằng trà bạc hà

Bạc hà cũng có đặc tính gây tê giống như đinh hương, từ đó làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được sử dụng nhiều như một hoạt chất kháng khuẩn.

Cách điều trị như sau, hãy dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong khoảng 20 phút để làm thành trà bạc hà. Sau súc miệng ngày 2 lần với dung dịch này, cơn đau răng sẽ giảm.

Ngoài ra, có thể sử dụng túi trà bạc hà còn ấm đắp trực tiếp lên chiếc trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cảm giác ê buốt khó chịu này.

1.7. Dùng tinh dầu cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương cũng là một nguyên liệu được áp dụng để điều trị đau răng. Thành phần chính của cỏ xạ hương là thymol, chất có khả năng sát trùng và kháng nấm cao. Do đó, để trị đau răng tại nhà, hãy nhỏ tinh dầu cỏ xạ hương vào nước ấm để làm nước súc miệng.

1.8. Sử dụng nha đam

Nha đam (hay còn gọi là lô hội) có thành phần chính là gel lô hội được sử dụng với nhiều mục đích trong y học trong đó có chữa đau răng. Gel lô hội có tác dụng làm sạch, làm dịu khu vực nướu bị sưng đau. Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng nha đam có khả năng hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên, tiêu diệt phần nào những vi trùng gây nhức răng. Để sử dụng lô hội chữa đau răng tại nhà, hãy áp gel lên khu vực đau và thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng.

“Bỏ túi” ngay các cách chữa nhức răng nhanh nhất

>>>>>Xem thêm: Người bị thoát vị đĩa đệm ăn gì để cải thiện tình trạng?

Gel lô hội được sử dụng với nhiều mục đích trong y học trong đó có chữa đau răng.

2. Một số phương pháp khác để chữa đau răng hiệu quả

2.1 Chườm đá lạnh chữa nhức răng nhanh nhất

Đây là một phương pháp này khá đơn giản và được nhiều người biết đến. Người đang đau răng chỉ cần lấy túi đá chườm ngoài má chỗ răng bị đau, thời gian chườm khoảng 15-20 phút, sau đó dừng và khoảng 15 phút sau lại chườm tiếp. Người bệnh sẽ thấy cơn đau thuyên giảm ngay từ lần đầu tiên. Đá lạnh có khả năng kích thích lên các dây thần kinh quanh răng từ đó giúp giảm đau răng khá hiệu quả. Đây là mẹo chữa đau răng tại nhà đơn giản mà nhanh chóng nhất mà mọi người có thể áp dụng.

2.2 Ấn huyệt để chữa đau răng

Ấn huyệt được biết đến là một phương pháp Đông y cổ truyền có tác dụng trong việc trị những cơn đau nhức răng. Cách thực hiện phương pháp này như sau: người bệnh dùng lực ở ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giao giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay còn lại. Động tác này được thực hiện với lực mạnh và giữ chặt trong vòng 2 -3 phút. Biện pháp này có tác dụng kích thích sự giải phóng của endorphin, một loại hoocmon có thể giúp tinh thần cảm thấy phấn chấn, thoải mái hơn do não tiết ra. Tuy nhiên, tuyệt đối không được áp dụng kỹ thuật này đối với phụ nữ đang mang thai.

Tuy nhiên những cách trên đây chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không phải là cách điều trị dứt điểm. Nếu trong trường hợp đau nhức răng kéo dài, tình trạng ngày một trầm trọng hơn thì cần đến phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện thăm khám và điều trị.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *