Ở trẻ nhỏ, khi va tái phát nhiều lần hoặc trở nặng và có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định nạo va cho bé. Phương pháp này cũng đồng thời chấm dứt các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, có nhiều bé nạo va xong vẫn ngủ ngáy. Vậy thực chất tình trạng này là như thế nào?
Bạn đang đọc: Cần làm gì khi bé nạo va xong vẫn ngủ ngáy
1. Bé nạo va xong có thể gặp những vấn đề gì?
Sau khi nạo va, bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện không quá lo ngại. Ngoài ngủ ngáy, một số triệu chứng phổ biến thường thấy có thể là:
– Chảy máu: Đây là biến chứng dễ gặp nhất. Lúc này cha mẹ cần chăm sóc trẻ theo một chế độ đặc biệt, bổ sung nhiều nước và ăn thực phẩm mềm, dạng lỏng, nguội. Nếu máu chảy nhiều, cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế.
– Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc vừa dưới 38,5 độ C do thiếu nước hoặc vết thương sau nạo đang dần lành lại. Cơn sốt sẽ tự mất đi sau một vài ngày.
– Choáng váng: Đây là tác dụng phụ của thuốc gây mê. Trẻ cần được uống nước ấm để thuyên giảm tình trạng.
– Cứng cổ, đau họng: Sau khi nạo khoảng 5 ngày, trẻ sẽ gặp phải vấn đề này. Sau khi dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trẻ sẽ đỡ đau dần và khỏi hẳn.
– Đau miệng, chảy dãi, hôi miệng: Đây là biểu hiện của vết thương đang lành nên cha mẹ có thể yên tâm.
– Giọng nói thay đổi: Do khoang miệng sau phẫu thuật bị thay đổi kích thước và hình dáng tạm thời.
– Sổ mũi: Dịch mũi đặc, có chất nhầy màu vàng, xanh
Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc vừa dưới 38,5 độ C do thiếu nước hoặc vết nạo đang lành lại
Đối mặt với những dấu hiệu trên, phụ huynh không cần quá lo lắng. Điều cần làm là chú ý chăm sóc con trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để con mau lành. Thêm vào đó, bé cũng cần được khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra và phòng ngừa các bệnh về tai – mũi – họng nói riêng, các bệnh lý khác nói chung.
2. Cha mẹ xử lý như thế nào khi bé nạo va xong vẫn ngủ ngáy?
Tuy chỉ là biến chứng thông thường sau khi nạo va, nhưng cha mẹ vẫn cần biết cách để xử lý triệt để giúp bé mau khỏi và phòng ngừa các hệ quả phức tạp hơn.
2.1. Vì sao bé nạo va xong vẫn ngủ ngáy?
Như đã biết, thuốc gây mê, gây tê sẽ được sử dụng trong quá trình nạo va. Tác dụng của thuốc vẫn còn sau khi kết thúc phẫu thuật. Nó thường là nguyên nhân dẫn tới chứng ngủ ngáy hay những biển hiện khác sau khi nạo. Ngoài ra, tình trạng phù nề khiến đường hô hấp bị cản trở gây nên tình trạng ngủ ngáy ở trẻ. Những triệu chứng này giảm dần sau khoảng vài ngày. Do vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng cho con.
2.2. Nên làm gì nếu bé nạo va xong vẫn ngủ ngáy?
Thông thường, ngủ ngáy cùng các biến chứng của nạo va sẽ cải thiện và biến mất dần khi vết nạo dần lành lại. Trong thời gian này, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm, ăn đồ nguội, lỏng, mềm để giảm tác động lên vết nạo. Trường hợp sau khoảng nửa tháng, các triệu chứng của bé không có dấu hiệu chấm dứt, hơn nữa càng nặng hơn như sốt cao, chảy máu nhiều, đau đớn, cha mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ gấp để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Những sai lầm về cách xử lý khi bé bị hóc thức ăn
cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước ấm giảm tác động lên vết nạo
3. Sau nạo va cần chăm sóc bé như thế nào?
Để khắc phục triệu chứng, tránh các bệnh lý tai mũi họng, bậc phụ huynh cần lưu ý khi con sau nạo va.
Chăm sóc răng miệng
Việc đánh răng cho bé nhẹ nhàng, sạch sẽ, đúng cách, cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày sẽ cải thiện tốt các biến chứng sau phẫu thuật của bé. Tuy nhiên mẹ lưu ý không cho bé súc họng để tránh ảnh hưởng tới vết nạo. Bé cũng không nên xì mũi trong vòng 7 ngày sau nạo va. Mẹ chỉ nên dùng khăn lau nhẹ nước mũi.
Chế độ dinh dưỡng
Quan trọng nhất trong ăn uống của trẻ sau nạo va là cần được bổ sung nhiều nước, tránh mất nước, giảm đau, sạch họng. Trẻ có thể dùng thêm nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết. Về thực phẩm, cha mẹ nên ưu tiên cho bé các loại rau, thịt, cá được nấu chín mềm, để nguội. Bé dễ ăn, dễ nuốt lại không đau vết thương.
>>>>>Xem thêm: Viêm họng xuất tiết – Bệnh hô hấp không nên chủ quan
Ưu tiên cho bé các loại rau, thịt, cá được nấu chín mềm, để nguội giúp bé dễ ăn, dễ nuốt
Chế độ vận động
Sau khi phẫu thuật vài ngày, cha mẹ không nên cho bé chạy nhảy mạnh. Bé sẽ quay trở lại trường lớp sau khoảng 3-4 ngày nếu sức khỏe cho phép. Nếu trẻ gặp biến chứng cảm hay nhiễm trùng cần được giữ khoảng cách với gia đình và những người xung quanh.
Sử dụng thuốc
Thuốc cho bệnh nhân nạo va sẽ cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng là kháng sinh, giảm đau, nước muối nhỏ mũi.
Như vậy, chỉ với những kiến thức đơn giản nhưng khoa học, phụ huynh đã có thể giúp con vượt qua những biến chứng sau nạo va một cách dễ dàng và êm ái. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận những lời khuyên đúng đắn, bổ ích.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.