Hệ hô hấp đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người. Đây cũng là bộ phận rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Bài viết này, cùng TCI tìm hiểu về tác động của yếu tố thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp?
Bạn đang đọc: Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp?
1. Tổng quan về hệ hô hấp: Hô hấp là gì?
Để tìm hiểu về tác động của thời tiết lên hệ hô hấp, trước hết cần hiểu hô hấp và hệ hô hấp là gì.
Hô hấp là hoạt động duy trì sự sống của con người, được mô tả là quá trình lấy oxy từ môi trường bên ngoài để cung cấp cho hoạt động sống. Thông qua đó, hô hấp đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Ngoài lấy oxy, hệ hô hấp còn giúp cơ thể thải cacbonic (CO2) ra ngoài môi trường.
Một quá trình hô hấp hoàn chỉnh không chỉ đơn thuần là thở mà diễn ra trong 3 giai đoạn:
– Giai đoạn thở: Quá trình cơ thể làm việc với môi trường bên ngoài thông qua hít thở oxy và thải CO2 ra môi trường bên ngoài
– Giai đoạn trao đổi khí ở phổi: Oxy đi vào phổi và quá trình trao đổi khí diễn ra
– Giai đoạn trao đổi ở tế bào: Oxy không chỉ cung cấp cho phổi mà còn đi đến và nuôi sống từng tế bào trong cơ thể.
Các chuyên gia chia hô hấp thành hai loại là hô hấp hiếu khí (Diễn ra ở môi trường bình thường và có oxy phân tử) và hô hấp kị khí (môi trường thiếu oxy phân tử)
2. Hệ hô hấp ở cơ thể người có những đặc điểm gì?
Hệ hô hấp do nhiều cơ quan đảm nhiệm, mỗi cơ quan sẽ có một nhiệm vụ và vai trò riêng như sau:
– Mũi: Lấy khí và làm sạch khí, làm ấm trước khi chuyển khí đến bộ phận bên trong
– Họng: Bộ phận nằm ở giữa đường thở và đường ăn, có vai trò bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân bên ngoài. Do vậy, họng khá dễ bị tổn thương do tiếp xúc với nhiều tác nhân gây hại.
– Thanh quản: Nơi khí đi qua trước khi đến phổi. Đây là bộ phận cấu tạo từ sụn và cơ và còn có tác dụng tạo ra các âm thanh từ các luồng khí thở.
– Khí quản: Được coi như ống dẫn khí, được chia thành khí quản phải và trái. Chúng có tác dụng điều hòa lượng khí và giảm khả năng thất thoát khí khi vào phổi.
– Phế quản: Bộ phận quan trọng của ống dẫn khí, có hình dạng như cành cây. Khí quản đưa khí vào phế nang và ngược lại.
– Phổi: Bộ phận quan trọng hơn cả trong hệ hô hấp, bao gồm hai lá phổi, kích thước thường không đều nhau. Đây là trung tâm của quá trình trao đổi khí.
Phổi là cơ quan rất quan trọng trong hệ hô hấp
3. Những tác động của yếu tố thời tiết đến hệ hô hấp
Các yếu tố liên quan đến thời tiết không trực tiếp ảnh hưởng đến hô hấp nhưng thường tạo điều kiện cho bệnh về hô hấp phát triển.
3.1. Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp: Thời tiết nóng và ẩm
Nhiệt độ nóng lên kèm theo độ ẩm không khí cao lên có thể ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, từ đó làm bùng phát các bệnh về đường hô hấp.
Thời tiết nóng ẩm là một trong những yếu tố có thể gây ra cho con người cảm giác khó thở. Từ đó tăng khả năng mắc các bệnh về phổi, cũng như làm chúng nặng thêm. Ngoài ra, thời tiết nóng ẩm cũng là khi vi khuẩn, virus bùng phát. Đây là một trong những lý do khiến một số bệnh về hô hấp liên quan đến virus diễn ra.
Theo các chuyên gia, khi mùa hè đến, có một số loại bệnh viêm đường hô hấp thường xuyên diễn ra như: viêm họng, viêm amidan, viêm họng thanh quản… Các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm phế quản cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản… cũng có thể tăng lên do thời tiết nắng nóng.
Ngoài ra còn yếu tố môi trường ô nhiễm trong thời tiết nắng nóng khiến cho bệnh hô hấp càng có thêm dịp phát triển.
3.2. Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp: Thời tiết lạnh
Theo nhiều nghiên cứu từ chuyên gia, không khí lạnh không phải là yếu tố trực tiếp có thể gây ra các tình trạng bệnh về hô hấp, tuy nhiên có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thời tiết lạnh và khô có thể gây ra tình trạng co thắt khí quản, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến những bệnh nhân bị hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn (COPD).
Ngoài ra, một số virus đặc biệt như virus cúm có thể phát triển dễ dàng vào thời tiết lạnh, gây ra tình trạng cảm cúm ở người.
Một số bệnh hô hấp “ưa” trời lạnh có thể kể đến như: viêm họng cấp, viêm xoang và xoang tái phát, cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn,..
Tìm hiểu thêm: Nấm sợi âm đạo: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Thời tiết lạnh cũng tạo điều kiện cho bệnh hô hấp diễn ra
3.3. Thời tiết giao mùa gây tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp
Sự biến động nhiệt độ và độ ẩm diễn ra nhanh có thể sẽ làm hệ miễn dịch suy yếu. Dây cũng là khoảng thời gian mà có nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp như: virus, bào tử, nấm mốc gây dị ứng, mầm bệnh phát triển,… Trong khi đó, đường hô hấp tiếp nhận không khí nên là nơi mà nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập. Bởi vậy, khi thời tiết thay đổi, khoảng thời gian giao mùa cũng là khi các triệu chứng bệnh hô hấp như hộ, ngứa rát họng, viêm mũi dị ứng,.. càng phổ biến hơn.
4. Một số “mẹo” giúp hệ hô hấp đối phó với ảnh hưởng từ các yếu tố thời tiết
Khi thời tiết trở lạnh hay chuyển nóng, có thể đề phòng bệnh hô hấp bằng những cách sau:
– Tăng cường miễn dịch cho cơ thể: Đây được coi là cách thức bảo vệ bền vững và hiệu quả hơn cả. Lý do bởi miễn dịch tốt sẽ giúp cơ thể tránh được các tác nhân bên ngoài gây suy giảm sức khỏe. Có thể tăng cường miễn dịch bằng ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin từ các loại rau củ quả, tập luyện thể dục thể thao hợp lý
– Tránh để cơ thể nhiễm lạnh hoặc quá nóng, sử dụng các thiết bị điều hòa nhiệt độ với tần suất và thời gian hợp lý.
– Từ bỏ các thói quen xấu có thể “cộng hưởng” với yếu tố thời tiết gây ra bệnh hô hấp. Không nên sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc,.. Ngoài ra nên tập thói quen bảo vệ hô hấp bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường.
– Tiêm phòng cúm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra cần thường xuyên bảo đảm vệ sinh răng miệng, tránh vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi
Bổ sung vitamin từ rau củ để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Trên đây là những thông tin về hệ hô hấp cũng như giúp bạn có cái nhìn tổng quan về yếu tố thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến hệ hô hấp. Hãy bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt cần thăm khám khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh về đường hô hấp để được điều trị triệt để, tránh bệnh nặng thêm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.