[Giải đáp] Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào?

Ung thư đại trực tràng bắt nguồn từ thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng quá nhiều rượu bia, lười vận động thể dục,… Nếu không nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời, không những sức khỏe mà tiên lượng sống của người bệnh cũng giảm đi đáng kể. Giải pháp tối ưu nhất lúc này chính là sớm sàng lọc ung thư, tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào để nhanh chóng phát hiện bệnh.

Bạn đang đọc: [Giải đáp] Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào?

1. Dấu hiệu bệnh ung thư đại trực tràng – hãy cẩn trọng!

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể gặp phải những dấu hiệu dưới đây:

– Rối loạn tiêu hóa kéo dài báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày – ruột. 

– Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng chung ở những người bệnh bị ung thư đại tràng. 

– Giảm cân bất thường: Ngay cả khi bạn không tập luyện, không ăn kiêng nhưng cân tự sụt giảm. Đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận liên quan tới đường tiêu hóa. 

– Rối loạn liên quan bài tiết phân: Táo bón, phân lỏng kéo dài khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi đi ngoài là dấu hiệu bệnh ung thư đại trực tràng.

– Phân mỏng, hẹp hơn so với bình thường: Do khối u chặn lại đường di chuyển của phân ra khỏi cơ thể. Khiến phân mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa. Hãy đề cao cảnh giác nhé!

– Xuất hiện máu trong phân: Khi đi đại tiện có kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân.

– Mệt mỏi và suy nhược: Ung thư đại trực tràng khiến người bệnh dễ kiệt sức không rõ nguyên nhân.

[Giải đáp] Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào?

Các dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng chớ bỏ qua

2. Tầm soát ung thư đại trực tràng có lợi ích gì?

Đại trực tràng là phần thấp của ống tiêu hóa (đường tiêu hóa dưới). Do thói quen ăn uống và chất lượng cuộc sống không lành mạnh, ung thư đại trực tràng trở thành 1 trong những bệnh ung thư phổ biến nhất nước ta. Theo bác sĩ chuyên khoa, ung thư đại trực tràng thường phát triển từ polyps tiền ung thư. Polyp đại trực tràng nằm trong đường tiêu hóa và hoàn toàn có thể phát hiện thông qua khám gói tầm soát ung thư. Thông qua nội soi hoặc chụp CT scan, bác sĩ có thể sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.

Tầm soát ung thư đại trực tràng giúp phát hiện dấu hiệu ung thư ở giai đoạn đầu. Thường xuyên tầm soát và loại bỏ Polyp đại trực tràng sẽ giảm nguy cơ phát triển ung thư lên tới 90%. Phát hiện dấu hiệu ung thư càng sớm thì cơ hội chữa bệnh thành công càng tăng và tỷ lệ tử vong càng giảm. Vẫn biết những lợi ích to lớn mà tầm soát ung thư đại trực tràng mang lại cho sức khỏe con người. Thế nhưng, người Việt đa phần vẫn chưa nhận thức được điều này và chủ quan đối với sức khỏe của mình. Hãy thay đổi thói quen thăm khám sức khỏe trước khi quá muộn bạn nhé!

Tìm hiểu thêm: Cấy ghép răng implant có đau không?

[Giải đáp] Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào?

Những lợi ích của việc tầm soát ung thư đại trực tràng

3. Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào và những lưu ý quan trọng

3.1 Các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào?

Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào? Nhờ sự phát triển của ngành y tế khi ứng dụng thành công nhiều thiết bị hiện đại vào trong thăm khám và tầm soát ung thư. Hiện nay, tầm soát ung thư đại trực tràng có thể áp dụng qua:

– Xét nghiệm phân (FOBT): Phương pháp đơn giản, chi phí thấp giúp xét tìm hồng cầu trong phân, phân tích DNA. Trong trường hợp xét nghiệm dương tính, người bệnh cần nội soi đại trực tràng ống mềm để kiểm tra. 

– Chỉ số CEA: Thông thường nồng độ CEA là 0 – 5 ng/ml. Chỉ số có thể tăng CEA > 5 ng/ml dao động từ 50 – 70% tuỳ theo các phủ tạng mỗi người. Tuy nhiên, CEA tăng quá mức là dấu hiệu cảnh cáo bệnh ung thư ruột già (ung thư đại trực tràng và ung thư trực tràng).

– Nội soi đại tràng sigma ống mềm: Giúp đánh giá trực tiếp tổn thương trong đại trực tràng. Kịp thời can thiệp sinh thiết khối u hoặc cắt polyp khi cần.

– Nội soi đại tràng: Nhằm đánh giá tổng quan đại tràng và trực tràng, có thể sinh thiết khối u hoặc cắt polyp trong quá trình nội soi.

– Chụp khung đại tràng cản quang kép.

– Chụp CT: Phương pháp tầm soát ung thư không xâm lấn, áp dụng khi người bệnh không muốn hoặc không thể nội soi đại trực tràng ống mềm. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm hóa miễn dịch phân (fecal immunochemical test). Nhằm phát hiện hemoglobin protein – thành phần có trong hồng cầu của người. Tuy nhiên, xét nghiệm này hiện tại chưa phổ biến tại nước ta.

[Giải đáp] Tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Cao răng là gì, giải đáp của chuyên gia

Các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng

3.2 Lưu ý trước khi tầm soát ung thư đại trực tràng

– Trước khi tầm soát ung thư đại trực tràng, bạn nên hẹn lịch khám trước với bác sĩ để không cần tốn thời gian chờ đợi. Bạn có thể liên hệ tới hotline hoặc hẹn khám qua fanpage của bệnh viện.

– Hãy đi cùng người nhà hoặc bạn thân để được đưa về sau khi thực hiện nội soi.

– Để đại trực tràng sạch sẽ hơn, dễ kiểm tra và phát hiện dấu hiệu bất thường, bạn chỉ nên ăn nhẹ khoảng 2 ngày trước đó.

– Một ngày trước khi nội soi đại trực tràng, hãy uống thật nhiều nước lọc và không sử dụng nước có ga, rượu bia,…

– Hãy sử dụng thuốc nhuận tràng trước khi đến khám để làm sạch đường tiêu hóa. Bạn có thể cảm thấy đói bụng, lúc này hãy uống một chút nước đường là được.

Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám của rất nhiều khách hàng. Nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, thiết bị y tế hiện đại như máy chụp Xquang, hệ thống xét nghiệm tự động, hỗ trợ trả kết quả online,… mang tới những trải nghiệm thăm khám hoàn hảo dành cho mọi khách hàng.

Bệnh ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tài chính của người bệnh, tinh thần của gia đình. Sau khi hiểu được vai trò tầm soát ung thư đại trực tràng như thế nào, mọi người hãy nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sức khỏe của bản thân. Sớm thăm khám và kiểm tra sức khỏe ngay cả khi cơ thể hoàn toàn bình thường nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *