Ung thư khoang miệng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân đi khám và phát hiện sớm. Tầm soát ung thư miệng giúp tăng cơ hội chữa khỏi và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư miệng: Làm thế nào để phát hiện?
1. Ai dễ mắc phải ung thư miệng?
Ung thư miệng do bệnh do các khối u ác tính xuất hiện ở bất cứ đâu trong khoang miệng của bệnh nhân. Các loại ung thư khoang miệng thường gặp là ung thư hàm, ung thư môi, ung thư lợi, ung thư lưỡi…
Tầm soát ung thư miệng được thực hiện để tìm các dấu hiệu ung thư hoặc các tình trạng tiền ung thư trong miệng của bạn. Mục tiêu của tầm soát là xác định sớm ung thư miệng, khi ở giai đoạn có cơ hội chữa khỏi cao hơn.
Tầm soát ung thư miệng có thể chữa trị dễ dàng hơn khi phát hiện sớm.
Những người trên 40 tuổi thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá nên sàng lọc ung thư miệng định kỳ vì họ thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng bao gồm:
– Sử dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm cả thuốc lá điếu, xì gà, tẩu, thuốc lá nhai…
– Sử dụng rượu nặng
– Đã từng được chẩn đoán ung thư miệng trước đây
– Có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, làm tăng nguy cơ ung thư môi.
– Quan hệ tình dục không an toàn qua đường miệng dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn HPV.
2. Dấu hiệu phát hiện ung thư
Ung thư khoang miệng và ung thư hầu họng có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng sau đây:
– Vết loét trên môi hoặc trong miệng lâu ngày không lành
– Cảm giác tê đau trong miệng không biến mất
– Có khối u ở môi, miệng, má
– Có vết loét màu trắng hoặc đỏ trên nướu, lưỡi, amidan hoặc niêm mạc miệng
– Đau họng hoặc cảm giác có thứ gì đó mắc ở cổ họng
– Khó nuốt hoặc nhai
– Khó cử động hàm hoặc lưỡi
– Tê lưỡi, môi hoặc các vùng khác của miệng
– Sưng hoặc đau hàm
– Rụng răng hoặc đau quanh răng
– Giọng nói thay đổi
– Có khối u ở họng hoặc sau họng
– Sụt cân
– Đau tai
Các dấu hiệu này cũng có thể do bệnh khác không phải ung thư, hoặc thậm chí do bệnh ung thư khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ nếu các tình trạng trên kéo dài hơn 2 tuần không dứt để được bác sĩ tìm ra nguyên nhân và điều trị.
Tìm hiểu thêm: Top 7 nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt phổ biến
Các bước kiểm tra ung thư miệng.
3. Tầm soát ung thư miệng được thực hiện thế nào?
3.1. Bác sĩ thăm khám
Tầm soát ung thư miệng giúp xác định sớm các tổn thương có nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc tiền ung thư. Ngoài ra cũng phát hiện các tổn thương khác – cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh niêm mạc khác. Ung thư miệng phát hiện sớm có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư miệng giai đoạn muộn. Các tổn thương được tìm thấy khi đang ở giai đoạn tiền ung thư có thể cải thiện tốt hơn nữa tỷ lệ sống sau 5 năm cho người bệnh.
Khi sàng lọc, bác sĩ sẽ quan sát bên trong miệng của khách hàng để kiểm tra các mảng màu đỏ, trắng hoặc vết loét miệng. Sử dụng bàn tay đeo găng, bác sĩ sẽ cảm nhận các mô trong miệng của bạn để kiểm tra các cục u hoặc các bất thường khác. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ và cổ họng để tìm các cục u.
Hầu hết các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng miệng của khách hàng trong mỗi lần khám răng định kỳ để truy tìm dấu vết tiền ung thư. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ làm thêm các xét nghiệm bổ sung để hỗ trợ chẩn đoán.
>>>>>Xem thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Trong các buổi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng miệng cho bạn.
3.2. Một số cách tầm soát khác
– Sử dụng thuốc nhuộm: khách hàng súc miệng bằng thuốc nhuộm đặc biệt trước khi khám. Các tế bào bất thường trong miệng có thể hấp thu thuốc nhuộm và hiển thị màu xanh.
– Đèn tầm soát: chiếu một tia sáng trong miệng để kiểm tra. Ánh sáng làm cho các mô khỏe mạnh trở nên sẫm màu và làm các mô bất thường hiển thị màu trắng.
Nếu phát hiện ra dấu hiệu của ung thư miệng hoặc các tổn thương tiền ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tái khám sau một vài tuần để xem vùng bất thường có còn không và kiểm tra xem nó có phát triển hay thay đổi theo thời gian hay không. Ngoài ra có thể dùng sinh thiết để tăng độ chính xác. Sinh thiết loại bỏ một mẫu tế bào để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm xác định xem có phải tế bào ung thư hay không.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.