Cần lưu ý gì trước khi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ

Vắc xin phế cầu của Bỉ là một loại vắc xin được sử dụng phổ biến cho đối tượng trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm vắc xin phế cầu sẽ giúp phòng tránh, hạn chế biến chứng của các bệnh như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…

Bạn đang đọc: Cần lưu ý gì trước khi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ

1. Tổng quát về vắc xin phòng phế cầu của Bỉ

1.1. Khái niệm vắc xin phế cầu của Bỉ là gì?

Synforix là tên một trong những loại vắc xin phòng bệnh hay được sử dụng. Loại vắc xin này được sản xuất bởi tập đoàn dược phẩm tại Bỉ. Synflorix có khả năng phòng tránh được tổng cộng 10 chủng phế cầu khuẩn. Theo đó, tiêm vắc xin phế cầu cũng phòng ngừa được những bệnh lý gây ra do phế cầu khuẩn như: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…Các bệnh lý này nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm thì có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cả trẻ em và người lớn.

Do đó, việc tiêm vắc xin phế cầu Synflorix là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả và được Bộ y tế khuyến nghị. Bao gồm cả đối tượng trẻ em và người lớn đều nên thực hiện tiêm chủng vắc xin theo đúng phác đồ chỉ định của bác sĩ, cũng như có mũi nhắc lại mỗi năm để gia tăng tác dụng bảo vệ sức khỏe tối ưu.

Cần lưu ý gì trước khi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ

Synforix là tên một trong những loại vắc xin phòng bệnh hay được sử dụng, có khả năng phòng tránh được tổng cộng 10 chủng phế cầu khuẩn

1.2. Những bệnh lý có thể phòng tránh được khi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ

Việc tiêm chủng vắc xin phế cầu Synflorix có khả năng bảo vệ con người khỏi nguy cơ bị mắc một số bệnh lý nguy hiểm sau đây:

1.2.1. Bệnh lý viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý gây ra bởi phế cầu khuẩn. Bệnh lý này gây ra bởi các loại vi khuẩn do phế cầu sản xinh và ứ đọng ở vùng khoang họng, khoang mũi. Các loại vi khuẩn này xâm nhập và có khả năng làm thủng màng nhĩ, tiêu xương,..ảnh hưởng tới thính giác bình thường của con người. Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

1.2.2. Bệnh lý viêm màng não

Viêm màng não cũng là một trong những bệnh lý nguy hiểm gây ra do phế cầu khuẩn tác động. Bệnh lý này xuất phát từ khu vực niêm mạc khu vực hầu, cổ họng. Sau đó lan lên màng não, gây viêm và để lại những tác hại nguy hiểm. Nhất là đối tượng trẻ em, có đề kháng và hệ miễn dịch yếu thì rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus. Bệnh lý viêm màng não cũng dễ lây lan qua con đường hô hấp, giao tiếp giữa người với người, hoặc tiếp xúc chung với người mắc bệnh.

1.2.3. Bệnh lý viêm phổi

Viêm phổi là một trong những bệnh lý phổ biến, hay xảy ra với đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Phế cầu khuẩn xâm nhập và gây viêm tại khu vực vùng cổ họng người bệnh, sau đó lan xuống tấn công vào vùng phổi. Biểu hiện rõ ràng nhất của viêm phổi đó là triệu chứng ho kéo dài, thở khó, sốt cao. Đặc biệt là đối tượng trẻ con, sức đề kháng yếu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Bệnh lý viêm phổi nếu không được điều trị sẽ dễ gây biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn đường hô hấp.

1.2.4. Bệnh lý nhiễm trùng huyết

Bệnh lý này xảy ra khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây sốc nhiễm trùng. Vi khuẩn di chuyển, xâm nhập qua đường máu, gây nhiễm khuẩn huyết. Bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu cơ thể đã có tiền sử bị bệnh lý khác. Vi khuẩn phế cầu lây lan qua đường ho hấp, hoặc cư trú ở vùng khoang tai giữa,…

2. Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn Synflorix theo phác đồ như thế nào?

Việc chủ động tiêm vắc xin phế cầu là một biện pháp có hiệu quả, đem tới cho mọi người khả năng phòng bệnh tối ưu. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin phế cầu còn giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho cộng đồng, hạn chế tình trạng lây lan bệnh tật giữa người với người.

Đặc biệt là đối với đối tượng trẻ em, bố mẹ cần càng phải có phương án đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lich, đúng hẹn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi bệnh lý phế cầu gây ra rất nhiều biến chứng đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.

Theo đó, vắc xin phế cầu của Bỉ (Synflorix) thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho các đối tượng trẻ em từ 6 tuần tuổi cho tới 5 tuổi. Vắc xin phế cầu thường được tiêm tại vị trí cơ Delta và xung quanh vùng bắp tay. Nếu thực hiện tiêm vắc xin phế cầu ở đùi thì vị trí thích hợp nhất là ở mặt trước đùi của trẻ, tại vùng cơ đùi thích hợp.

Tìm hiểu thêm: Các mũi tiêm phòng cho bà bầu để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh

Cần lưu ý gì trước khi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ

Bố mẹ cần càng phải có phương án đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lich, đúng hẹn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trước khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix, cần nắm được lịch trình và giai đoạn tiêm chủng như sau:

– Liệu trình 4 mũi vắc xin phế cầu: liệu trình này bao gồm tổng cộng 4 mũi tiêm tất cả. Mũi đầu tiên có thể áp dụng cho trẻ em khoảng 6 tuần tuổi. Mũ tiêm tiếp theo cần cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng sau đó. Mũi tiêm thứ 3 nên thực hiện sau mũi tiêm thứ 2 ít nhất 1 tháng. Cuối cùng là mũi tiêm nhắc lại nên thực hiện sau mũi tiêm thứ 3 ít nhất 6 tháng. Trường hợp trẻ em sinh non (trên 27 tuần tuổi mang thai) có thể áp dụng liệu trình 4 mũi tiêm này khi trẻ tròn 2 tháng tuổi.

– Liệu trình 3 mũi vắc xin phế cầu: liệu trình nay bao gồm tổng 3 mũi tiêm. Mũi tiêm đầu tiên có thể bắt đầu vào lúc trẻ tròn 6 tuần tuổi. Mũi tiêm thứ 2 cần thực hiện cách mũi tiêm đầu ít nhất 2 tháng sau đó. Mũi tiêm nhắc lại nên thực hiện cách mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 tháng.

– Nhóm trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi: trẻ chưa có lịch sử tiêm vắc xin phế cầu trước đó thì có thể tiêm theo phác đồ 3 mũi. Mũi tiêm đầu tiên thực hiện khi trẻ trong khoảng 7 – 11 tháng tuổi. Mũi tiêm thứ 2 áp dụng được cần cách mũi tiêm đầu tiên ít nhất 1 tháng sau đó. Mũi tiêm nhắc lại cần tiêm cách mũi tiêm thứ 2 ít nhất 2 tháng sau đó.

– Nhóm trẻ em từ 1 – 5 tuổi: khi trẻ chưa có lịch sử tiêm vắc xin phế cầu trước đó thì có thể tiêm theo phác đồ 2 mũi. Mũi đầu tiên thực hiện khi trẻ ở trong khoảng 1 – 5 tuổi. Mũi thứ 2 cần tiêm cách mũi đầu tiên ít nhất 2 tháng sau đó.

3. Tiêm vắc xin phòng phế cầu Synflorix nên thận trọng với những đối tượng nào?

Cần đặc biệt lưu ý những điều sau trước khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như giúp vắc xin phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh:

– Cần theo dõi sát sao đối với những trường hợp trẻ có tiền sử, triệu chứng chảy máu tại vùng bắp tay sau khi tiêm. Bởi những trường hợp này có thể là dấu hiệu của hiện tượng suy giảm tiểu cầu hoặc rối loạn chức năng đông máu.

– Nhóm trẻ em có hiện tượng suy giảm miễn dịch hoặc đang trong quá trình điều trị, sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch: đây có thể là nhóm đối tượng mà khi tiêm vắc xin Synflorix có thể sẽ gây giảm đáp ứng kháng thể đối với bệnh lý này.

– Một số nhóm đối tượng trẻ em sau đây cũng có thể là đối tượng mắc bệnh lý do phế cầu khuẩn cao: trẻ bị mắc bệnh hồng cầu hình liềm, suy lách, mắc HIV, các bệnh lý mãn tính khác,…Trong trường hợp này trẻ em nên được tiêm phòng vắc xin phòng phế cầu sớm (trước 2 tuổi).

Cần lưu ý gì trước khi tiêm vắc xin phế cầu của Bỉ

>>>>>Xem thêm: Các mũi tiêm vacxin cho trẻ chuẩn bị đi học

Nhóm trẻ em có hiện tượng suy giảm miễn dịch hoặc đang trong quá trình điều trị, sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch: đây có thể là nhóm đối tượng mà khi tiêm vắc xin Synflorix có thể sẽ gây giảm đáp ứng kháng thể đối với bệnh lý này.

– Các trường hợp trẻ em sinh non khi tiêm vắc xin phế cầu nên được khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa, sau đó cần theo dõi sát sao sau tiêm xong, để đề phòng nguy cơ cấp cứu do suy hô hấp, ngừng thở.

– Trường hợp sức khỏe đang không ổn định, hoặc ốm sốt,…thì không nên thực hiện tiêm chủng vắc xin. Nên lùi lại tới khi nào sức khỏe ổn định trở lại mới nên tiêm.

– Đối với những người có tiền sử dị ứng với bất cứ chất nào trong vắc xin thì nên trao đổi, khai báo với bác sĩ đầy đủ để có sự tư vấn và chỉ định phác đồ tiêm chủng phù hợp.

4. Một số phản ứng phụ có thể xảy ra do vắc xin phế cầu Synflorix

Một số phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin phế cầu như sau:

– Hiện tượng sưng, đau tại vị trí tiêm. Đây là phản ứng bình thường sau khi tiêm vắc xin phế cầu xong. Thông thường chúng sẽ hết dần và biến mất sau khoảng 1 vài ngày sau tiêm.

– Hiện tượng sốt nhẹ, bỏ ăn, quấy khóc. Những hiện tượng này thường xảy ra đối với trẻ em. Bố mẹ nên theo dõi trẻ sau tiêm vắc xin phế cầu để kịp thời xử lý.

– Một số hiện tượng khác có thể xảy ra sau tiêm vắc xin phế cầu như: tiêu chảy, nôn ọe, phát ban,…

Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch tiêm chủng vắc xin phế cầu hoặc thăm khám với bác sĩ, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *