Ung thư đại trực tràng là một trong số những bệnh lý phổ biến hiện nay. Nó gây nguy hiểm đến tính mạng và chiếm tỷ lệ tử vong cao theo thống kê hằng năm. Bệnh có thể được điều trị khỏi nếu như phát hiện từ giai đoạn sớm. Do đó, việc thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng là rất cần thiết nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị và mang đến cơ hội sống cao hơn cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng phổ biến
1. Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư đại trực tràng?
Vào giai đoạn đầu, rất khó để nhận biết bệnh ung thư đại trực tràng, vì những biểu hiện của bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh về đường tiêu hóa thông thường khác, chẳng hạn như hiện tượng đầy hơi, táo bón, khó tiêu,… Khi thực hiện sàng lọc ung thư đại trực tràng, người bệnh có thể phát hiện bệnh sớm, ngay từ khi bệnh chưa hề có những biểu hiện ra bên ngoài. Nhờ đó có thể ngăn chặn được nguy cơ bị biến chứng, di căn của các tế bào ung thư.
Đồng thời, khi phát hiện được bệnh sớm thì việc điều trị sẽ không quá phức tạp và bạn không phải mất quá nhiều chi phí điều trị. Vì vậy, tinh thần sẽ thoải mái hơn để chiến đấu tốt hơn và chiến thắng bệnh tật. Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiến hành tầm soát ung thư định kỳ 1 – 2 lần/năm.
Tầm soát ung thư đại trực tràng đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm
2. Tìm hiểu về các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng
2.1. Dấu hiệu cảnh báo nên thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng
– Người bệnh thường gặp tình trạng ợ hơi, chậm tiêu, đau bụng nhẹ, chướng bụng, rối loạn đi ngoài,… trong thời gian dài.
– Xuất hiện máu trong phân, đi ngoài phân lỏng
– Bị co thắt dạ dày và chán ăn
– Mệt mỏi và sụt cân chưa rõ lý do
– Sờ thấy có khối u, hạch ở nhiều nơi – đây là biểu hiện di căn khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn.
Một số biểu hiện có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác. Do đó, việc đi khám tầm soát ung thư sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò rất quan trọng, tránh gặp những biến chứng xấu cho cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Răng cửa sâu: Nguyên nhân, triệu chứng, giải pháp
Hãy chú ý những dấu hiệu bất thường của bệnh để thăm khám kịp thời
2.2. Các phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng phổ biến hiện nay là gì?
Phần lớn các trường hợp mắc ung thư đại trực tràng đều bắt nguồn từ polyp đại trực tràng và phát triển thành ung thư sau khoảng 5 đến 15 năm. Nếu như người bệnh phát hiện sớm thì sẽ giúp nâng cao tỷ lệ điều trị thành công. Do bệnh không có biểu hiện rõ ràng vào giai đoạn đầu, vì vậy việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Có nhiều phương pháp thường được kết hợp sử dụng trong tầm soát ung thư đại trực tràng có thể kể đến như:
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin cụ thể của người bệnh về: tiểu sử bệnh lý của cá nhân và người thân trong gia đình, những biểu hiện bất thường, phương pháp đã từng điều trị,…
Xét nghiệm máu ẩn trong phân
Máu ẩn trong phân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, polyp hoặc bị loét, viêm nhiễm đường ruột. Khi mắc ung thư, các mạch máu sẽ dễ bị tổn thương khi có phân đi qua, vì vậy phân có thể lẫn máu. Trong trường hợp nhiều máu,người bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường.
Việc xét nghiệm máu ẩn trong phân có độ nhạy cảm cao, tuy nhiên, xét nghiệm này không đặc hiệu. Tức là kết quả dương tính nhưng chưa chắc người bệnh đã bị ung thư đại trực tràng. Vì vậy, bệnh nhân cần kết hợp thực hiện những phương pháp khác nhau.
Thông thường, có 2 phương pháp xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân đó là:
Xét nghiệm Guaiac (còn gọi là gFOBT)
Xét nghiệm sự có mặt của máu trong phân bằng một phản ứng hóa học. Tuy nhiên, xét nghiệm này sẽ đòi hỏi phải lấy được 3 mẫu phân từ những lần đi khác nhau. Vì vậy, người bệnh có thể gặp khó khăn trong quá trình tiến hành lấy mẫu. Một số loại thức ăn và thuốc cũng có thể gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm và gây hiện tượng dương tính giả.
Xét nghiệm miễn dịch hóa học ( còn gọi là iFOBT)
Phương pháp này giúp xác định protein hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Xét nghiệm iFOBT có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và ít phản ứng với máu chảy từ đường tiêu hóa như dạ dày, tá tràng. Từ đó giúp phân biệt tốt máu chảy từ đại trực tràng và các vị trí khác ở đường tiêu hóa. Khi thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ không cần kiêng thức ăn, vitamin và chỉ cần tiến hành lấy 1 mẫu.
Nội soi đại trực tràng
Phương pháp này giúp bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ khung đại tràng và trực tràng thông qua một ống nội soi có gắn camera và tiến hành sinh thiết lấy bệnh phẩm nếu có nghi ngờ.
Đây là phương pháp mang tới kết quả chính xác cao, ít gây nên biến chứng nhưng việc thực hiện đòi hỏi kỹ thuật cao và thường khá phức tạp. Bệnh nhân cần phải được xổ ruột, nhịn ăn. Nếu phát hiện thấy có polyp, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi.
>>>>>Xem thêm: Làm răng thẩm mỹ ở đâu tốt tại Hà Nội?
Nội soi đại trực tràng là phương pháp thường được sử dụng hiện nay
Chụp cắt lớp vi tính CT đa dãy đại trực tràng
Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) đại trực tràng cho phép quan sát các dấu hiệu bất thường, khối u, polyp và đánh giá tình trạng xâm lấn, tình trạng hạch ở ổ bụng nếu có nghi ngờ di căn. Đây là biện pháp không cần tiến hành gây mê và áp dụng cho những người không tiến hành nội soi được.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI cung cấp các gói tầm soát ung thư đại trực tràng với mức chi phí hợp lý. Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ y tế tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám, điều trị bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và hết lòng vì sức khỏe người dân. TCI luôn chú trọng cập nhật hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho quá trình thăm khám được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đồng thời, khách hàng có thể đặt lịch hẹn nhanh chóng thông qua hệ thống tổng đài.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về một số phương pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng. Đừng quên tiến hành tầm soát ung thư định kỳ để kịp thời bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.