Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

Khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là hoạt động bắt buộc do doanh nghiệp tổ chức cho người lao động. Mang nhiều ý nghĩa thiết thực cho cả doanh nghiệp và người lao động khi vừa nắm bắt được thể trạng sức khỏe, vừa đảm bảo năng suất công việc chung. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp và người lao động chưa nắm rõ về quy trình cũng như những lưu ý cần thiết của hoạt động khám sức khỏe định kỳ. Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

1. Khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ và những điều cần biết

Theo Quy định Luật lao động 2012, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Bao gồm cả người học nghề, tập nghề; những người làm công việc trong điều kiện độc hại hay người lao động là người khuyết tật/chưa thành niên/cao tuổi. Đặc biệt người lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản ít nhất 6 tháng/lần. Ngoài ra, người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y Tế.

Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

Người sử dụng lao động nên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân lực của mình 6 tháng/lần

Người lao động có thể tham gia khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp từ khi tuyển dụng và trong suốt thời gian làm việc. Điều này thuộc về lợi ích mà người lao động được hưởng. Qua đó bảo vệ sức khỏe người lao động, phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh nghề nghiệp nguy hiểm.

Đồng thời, doanh nghiệp cũng thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình. Xây dựng hình ảnh uy tín và có sức hút với nguồn nhân lực mới. Hơn nữa, đây cũng là yếu tố gắn kết giữa doanh nghiệp với người lao động, hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân lực do nghỉ việc giữa chừng.

2. Quy trình khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

Quy trình khám sức khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ trải qua 6 bước:

– Bước 1: Làm thủ tục đăng ký và nhận hồ sơ khám bệnh.

Đây là việc làm đầu tiên trước khi bắt đầu vào buổi khám sức khỏe. Người lao động sẽ đăng ký thông tin cơ bản như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ,… Ngoài ra, các thông tin khác như tiền sử bệnh lý cá nhân hoặc gia đình cũng rất quan trọng, cần cung cấp đầy đủ. Sau đó, người lao động sẽ được nhận hồ sơ khám bệnh của riêng mình để bắt đầu những danh mục thăm khám đầu tiên.

Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

Đăng ký thông tin là bước đầu tiên trong quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp

– Bước 2: Tiến hành khám thể lực

Người lao động sẽ được đo chiều cao – cân nặng, đo huyết áp để xem xét cơ thể có thiếu cân/béo phì hay không, có mắc các bệnh liên quan đến tăng/giảm huyết áp hay không. Bước khám này diễn ra đơn giản và nhanh chóng.

– Bước 3: Lấy máu xét nghiệm

Bao gồm lấy máu và nước tiểu, nhằm phát hiện các vấn đề sức khỏe như: bệnh đường huyết, đánh giá chức năng gan, rối loạn mỡ máu,…Vì yêu cầu nhịn ăn 6-8 tiếng trước khi xét nghiệm nên danh mục khám này được ưu tiên thực hiện trước để đảm bảo sức khỏe người lao động. Tránh tình trạng mệt mỏi, đói lả.

– Bước 4: Khám lâm sàng

Người lao động được kiểm tra tổng quát với các danh mục: khám mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt, khám nội tổng quát, da liễu và khám phụ khoa (dành cho nữ). Qua đó có thể phát hiện ra một số vấn đề thường gặp như: giảm thị lực, viêm họng, các bệnh về da (nấm da),…

Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt u mỡ ở nách và áp xe nách

Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

Khám lâm sàng là bước khám bắt buộc có trong gói khám sức khỏe định kỳ

– Bước 5: Thực hiện chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm tổng quát và chụp X-quang ngực thẳng là 2 danh mục khám không thể thiếu trong gói khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp. Nhờ vào bước khám này giúp kiểm tra các vấn đề về phổi, dạ dày, tuyến giáp,…

– Bước 6: Nghe kết quả tại phòng khám nội ban đầu

Sau khi hoàn tất các danh mục thăm khám, người lao động sẽ quay trở lại phòng khám ban đầu để nghe kết quả từ bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ kết luận xem người lao động có mắc hay nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp hay không. Bên cạnh đó, tư vấn và đưa ra lời khuyên về những thói quen tốt tại nơi làm việc để người lao động có thể chủ đông bảo vệ sức khỏe của mình

3. Cần lưu ý gì với khám sức khỏe doanh nghiệp

3.1. Đối với doanh nghiệp

Một số lưu ý quan trọng khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp là:

– Phổ biến mục đích, vai trò và ý nghĩa của hoạt động khám sức khỏe tới đội ngũ nhân sự.

– Tìm kiếm cơ sở y tế uy tín, có dịch vụ khám sức khỏe cho người lao động có nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

– Cập nhật thông tin toàn thể nhân sự tham gia khám sức khỏe. Điều này giúp giảm bớt thời gian làm thủ tục.

– Truyền thông tới nhân sự về thời gian, địa điểm và những lưu ý trước ngày thăm khám.

3.2. Đối với người lao động

Người lao động cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và đảm bảo chính xác:

– Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm.

– Uống đủ nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm ổ bụng

– Đối với nữ kiểm tra phụ khoa bằng đầu dò nên vệ sinh sạch sẽ và tiểu hết

– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cũng như thông tin tiểu sử bệnh lý của mình

– Người lao động đang mang thai cần báo lại cho bác sĩ để nhận chỉ định thăm khám phù hợp.

Quy trình và lưu ý của khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp

>>>>>Xem thêm: Khám bệnh hen suyễn ở đâu?

Người lao động cần cung cấp đủ thông tin cá nhân, tiểu sử bệnh lý để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán

Như vậy, khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp là hoạt động có ý nghĩa cho cả người lao động và doanh nghiệp. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về quy trình thực hiện cũng như những lưu ý cần thiết trước khi tham gia khám sức khỏe doanh nghiệp nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *