Chia sẻ: Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Ung thư phổi đứng đầu trong các bệnh ung thư với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong. Do không gây ra dấu hiệu quá rõ rệt trong giai đoạn đầu, ung thư phổi âm thầm tàn phá cơ thể người bệnh lúc nào không hay. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách tầm soát ung thư phổi định kỳ. Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào, hãy tham khảo bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Chia sẻ: Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

1. Phát hiện sớm ung thư phổi qua tầm soát ung thư định kỳ

Ung thư phổi (ung thư phế quản) do một hoặc nhiều khối u ác tính phát triển từ biểu mô/ tiểu phế quản; phế nang hoặc từ các tuyến của phế nang. Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia y tế đã chia bệnh thành 2 dạng chính: Ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Bệnh ung thư phổi có thể gây ra một số triệu chứng như ho mãn tính, khó thở, khàn giọng,… Tuy nhiên, những triệu chứng này thường dễ gây tâm lý chủ quan do có điểm tương đồng với một số bệnh lý thông thường. Dẫn đến tình trạng phát hiện ung thư muộn, bỏ lỡ “thời gian vàng” và ảnh hưởng tới kết quả điều trị.

Tầm soát ung thư phổi chính là giải pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả và tiết kiệm nhất. Thông qua khám lâm sàng, tiến hành xét nghiệm, chỉ điểm khối u,… bác sĩ chuyên khoa có thể tìm ra bệnh ngay cả khi không có triệu chứng nào. Vì vậy, ngay cả khi bạn vẫn hít thở bình thường mỗi ngày, cũng đừng chủ quan xem nhẹ. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng cách tầm soát ung thư phổi định kỳ nhé.

Chia sẻ: Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Cả nữ và nam giới đều có nguy cơ mắc ung thư phổi

2. Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Đối tượng nên tầm soát

2.1 Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào, phương pháp đó là gì?

Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào? Sau khi tiến hành thăm khám và phát hiện dấu hiệu bệnh ung thư phổi. Các bác sĩ sẽ chỉ định người khám thực hiện một số phương pháp dưới đây:

– Siêu âm: Nhằm phát hiện vị trí khối u, đánh giá xâm lấn vào thành ngực.

– Chụp X-quang ngực: Giúp phát hiện bất thường hoặc khối u ở 2 lá phổi. Tuy nhiên, phương pháp này khó xác định khối u có kích thước quá nhỏ.

– Cắt lớp vi tính lồng ngực (CT scanner): Để phát hiện dấu hiệu bất thường ở khu vực xương sườn, màng phổi, nhu mô phổi, phế quản, mạch máu, tim, trung thất,… Chụp CT có thể phát hiện các khối u kích thước nhỏ, đặc điểm khối u, tình trạng hạch trung thất để đánh giá giai đoạn bệnh.

– Chụp MRI: Để đánh giá mức độ xâm lấn thành ngực, đánh giá xâm lấn trung thất, cột sống, ống sống.

– Nội soi phế quản: Được chỉ định trong trường hợp phát hiện khối u ở phổi. Giúp quan sát hình dạng và kích thước khối u, khoảng cách khối u so với ngã ba khí quản. Phương pháp này cũng hỗ trợ việc sinh thiết khối u khi cần thiết.

Để chẩn đoán chính xác nhất ung thư phổi, các bác sĩ có thể sinh thiết lấy một mẩu khối u qua nội soi phế quản hoặc sinh thiết xuyên thành ngực để làm xét nghiệm. Ngoài ra, các chất chỉ điểm u như SCC, CEA, Cyfra 21-1, NSE hỗ trợ tầm soát ung thư phổi hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Nên đặt vòng tránh thai ở đâu Hà Nội?

Chia sẻ: Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

Chụp X-quang phổi là một trong những phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả

2.2 Ai nên tầm soát ung thư phổi sớm?

Bác sĩ khuyến cáo những người nên tầm soát ung thư phổi hàng năm là:

– Người hút thuốc 20 bao/năm hoặc nhiều hơn (Đơn vị bao/năm = (số điếu thuốc hút trung bình 1 ngày/20 × số năm hút thuốc).

– Người đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại đây.

– Người từ 50 – 80 tuổi.

3. Các yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi ở con người, điển hình như:

– Giới tính: Nam giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

– Hút thuốc lá.

– Nghề nghiệp: Những người làm nghề mỏ phóng xạ uranium, mỏ kền, mỏ cromat; Người làm trong ngành công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt; Người hàng ngày tiếp xúc với khí radon, ô nhiễm kim loại nặng

– Các bệnh về phế quản: Người đã hoặc đang mắc bệnh lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi,… nên đề phòng bệnh ung thư phổi. 

– Ô nhiễm môi trường: Những gia đình sống gần khu công nghiệp, xí nghiệp nên cẩn trọng hơn do hơi xả từ các động cơ ra môi trường. Hít quá nhiều, quá thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Chia sẻ: Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?

>>>>>Xem thêm: Ung thư bàng quang giai đoạn đầu

Ung thư phổi phần lớn đến từ thói quen hút thuốc lá của mọi người

Trong trường hợp bạn đã và đang tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh ung thư phổi, hãy nhanh chóng đi tầm soát ung thư tại các bệnh viện lớn trên địa bàn. Ví dụ như hệ thống y tế Thu Cúc – TCI! Tại đây triển khai gói tầm soát ung thư phổi với đầy đủ các hạng mục khám thiết yếu được xây dựng từ đội ngũ chuyên gia Singapore, hệ thống máy móc tự động nhập khẩu 100% từ nước ngoài, quy trình thăm khám khoa học, chi phí tiết kiệm,…

Bài viết đã phần nào giải đáp câu hỏi tầm soát ung thư phổi bằng cách nào, các phương pháp tầm soát phù hợp,… hy vọng những thông tin được cung cấp trong bái sẽ hữu ích với bạn!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *