Những thực phẩm người bệnh lao nên kiêng dịp Tết

Bệnh lao phổi là căn bệnh hô hấp phổ biến trong thời điểm thời tiết rét lạnh. Hiện nay, căn bệnh này đã có phác đồ điều trị nhưng để có thể phòng ngừa bệnh tiến triển và bảo vệ sức khỏe, người bệnh cũng cần chủ động xây dựng lối sống khoa học. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh lao nên kiêng để bệnh không tiến triển nguy hiểm hơn và hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bạn đang đọc: Những thực phẩm người bệnh lao nên kiêng dịp Tết

1. Bệnh lao và tìm hiểu những thông tin khái quát về bệnh

Đây là bệnh lý hình thành bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, chúng có thể len lỏi vào cơ thể tấn công nhiều cơ quan khác nhau như: phổi, xương, thận, khớp, não… Những dấu hiệu nhận biết bệnh có thể bao gồm: khó thở, đau ngực, sốt, mệt mỏi, sút cân, khó nuốt…

Bệnh lao nếu không được phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời có thể dẫn tới:

– Những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe: suy tim, nhiễm trùng máu, suy hô hấp, tử vong…

– Nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh bởi đây là bệnh truyền nhiễm nhanh và nguy hiểm.

Nếu nghi ngờ bệnh lao, người bệnh nên đi thăm khám và kịp thời điều trị với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để kiểm soát bệnh. Đồng thời, nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để có thể điều trị bệnh với phác đồ phù hợp và hiệu quả.

Những thực phẩm người bệnh lao nên kiêng dịp Tết

Nếu nghi ngờ bệnh lao, người bệnh nên đi thăm khám và kịp thời điều trị với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để kiểm soát bệnh

2. Bệnh lao phổi và những thực phẩm bệnh nhân cần tránh

Đối với bất kì bệnh lý nào, chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh lao phổi cũng như vậy, bệnh nhân có chế độ ăn khoa học và hợp lí có thể giúp đem đến những lợi ích tối ưu.

2.1 Nhóm thực phẩm người bệnh lao nên kiêng

– Đồ ăn cay nóng khiến bệnh nhân ho nhiều, khó chịu: bột ớt, ớt, hạt tiêu, gừng…

– Những thực phẩm tăng nguy cơ táo bón: thịt đỏ, mỡ, đồ chua, nấm…

– Đồ uống có chất kích thích: trà đen, nước có gas, thuốc lá, rượu

– Những thực phẩm có hàm lượng đường cao: đường, đồ ngọt, bánh kẹo… Bởi đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, người bệnh vẫn có thể sử dụng những nên kiểm soát số lượng vừa phải để cân bằng dinh dưỡng.

– Những thực phẩm có nhiều protein: nên tăng cường sức đề kháng thông qua những thực phẩm như đậu, cá, thịt trắng… thay vì những thực phẩm có nhiều chất béo(thịt mỡ, đồ chiên, đồ ngâm, đồ nướng…) bởi có thể khiến mức độ ho tăng lên.

Tìm hiểu thêm: Đánh giá u nang buồng trứng IOTA bằng siêu âm đầu dò âm đạo

Những thực phẩm người bệnh lao nên kiêng dịp Tết

Người bệnh lao nên hạn chế đồ chiên xào, dầu mỡ

2.2 Nguyên tắc kiêng thực phẩm người bệnh lao nên nhớ

Bệnh nhân lao trong quá trình điều trị nên có một chế độ ăn đặc biệt và được xây dựng cụ thể để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể nên được bổ sung nhiều thay vì những thực phẩm kích thích.

Trong đó bệnh nhân lưu ý về nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân lao như sau:

– Tránh xa các món ăn được chế biến cay nóng, chiên xào

– Chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn

– Không kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm nào mà nên phân bổ đều các nhóm thực phẩm để cân bằng dinh dưỡng

– Theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi nạp vào cơ thể một lượng thức ăn nhất định.

3. Những thực phẩm tốt cho người bệnh nhân lao cần biết

3.1 Những nhóm thực phẩm nên bổ sung cho bệnh nhân lao

– Vitamin D: giúp hấp thụ canxi và phosphorus để xây dựng xương, bệnh nhân lao dễ thiếu vitamin D nên cần bổ sung hàm lượng vitamin D

– Vitamin C: tăng cường hệ thống miễn dịch và hấp thụ sắt từ cam, cà chua, táo, kiwi, dâu tây…

– Khoáng chất sắt: tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho cơ thể từ: thịt đỏ, gan, trứng, rau xanh, đậu…

– Khoáng chất canxi: xây dựng xương và răng để cơ thể chắc khỏe từ: cá, trứng, sữa, đậu…

Trong đó, những món ăn giúp bệnh nhân lao tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch bao gồm:

– Nhóm thực phẩm chứa protein vừa phải: lao là bệnh nhiễm trùng bởi vi khuẩn nên cần bổ sung protein để tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật

– Rau xanh và hoa quả: giảm táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất

– Sữa chua và các loại thực phẩm lên men: tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, tốt cho tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng.

Những thực phẩm người bệnh lao nên kiêng dịp Tết

>>>>>Xem thêm: Các nguyên nhân dẫn đến sinh non

Sữa chua và các loại thực phẩm lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa và ngăn ngừa nhiễm trùng

3.2 Những nhóm thực phẩm giúp giảm triệu chứng bệnh lao nên bổ sung

Bệnh nhân lao cần chú ý đến chế độ ăn uống trong quá trình điều trị lao. Nhằm hỗ trợ giảm tính acid trong cơ thể, bệnh nhân lao cần bổ sung những thực phẩm có tính kiềm cao như:

– Các loại rau xanh: đậu xanh, măng tây, rau muống, cải thìa, bông cải xanh…

– Các loại trái cây tốt cho người bệnh lao như dưa hấu, chuối, xoài, kiwi…

– Các loại sữa, nước chanh tươi…

Bệnh nhân cũng cần tránh những thực phẩm có tính axit cao hoặc những thực phẩm chứa cafein hoặc nicotine… Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước và tập thể dục để điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp và khoa học nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung các thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục sức khỏe bao gồm:

– Những loại rau xanh: rau chân vịt, cải bó xôi… chứa hàm lượng vitamin và các loại khoáng chất tốt cho sức khỏe

– Các loại trái cây giàu vitamin C gồm táo, cam, chanh, nho, dâu tây, kiwi… để tăng cường hàm lượng collagen có trong cơ thể

– Các loại hạt có lợi cho sức khỏe như hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh… chứa nhiều chất chống oxy hóa và nhiều omega-3 để giảm triệu chứng viêm

– Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: gạo lứt, bánh mì nguyên cám… để cân bằng đường huyết và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Hi vọng những thông tin về thực phẩm người bệnh lao nên kiêng trên đây có thể hỗ trợ người bệnh phần nào trong quá trình chăm sóc và điều trị. Một cơ thể được chăm sóc kĩ càng và có hệ miễn dịch cùng sức đề kháng tốt sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng lao, điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *