Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

Rất nhiều người bày tỏ lo lắng về vấn đề thủng màng nhĩ. Đây là một tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Họ thắc mắc không biết thủng màng nhĩ có bị điếc không? Và điều trị bằng cách nào?. Tham khảo bài viết này để có thêm thông tin chi tiết hơn về tình trạng sức khỏe không thể xem nhẹ này nhé.

Bạn đang đọc: Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

1. Màng nhĩ và chức năng của màng nhĩ

Màng nhĩ là vách màng mỏng phân tách giữa tai ngoài và tai giữa. Có hình dạng bầu dục và hơi lồi. Với màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng xám hay hơi xám hồng. Ở người trưởng thành, màng nhĩ có độ đàn hồi, trở nên dày hơn và cứng hơn so với trẻ em. Do đó tỉ lệ rách màng nhĩ ở người lớn thường ít hơn so với trẻ nhỏ.

Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

Màng nhĩ là màng mỏng phân tách tai ngoài và tai giữa

Màng nhĩ đảm nhiệm chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh tới não. Bên cạnh đó, màng nhĩ có vai trò bảo vệ tai giữa và ngăn cho vi khuẩn hay các vật thể lạ xâm nhập vào. Nếu trên màng nhĩ có lỗ hổng, vi khuẩn từ bên ngoài rất dê tấn công và gây nên viêm nhiễm, được gọi là viêm tai giữa.

2. Thủng màng nhĩ có bị điếc không?

Thủng màng nhĩ có bị điếc không là thắc mắc chung của nhiều người. Họ lo sợ rằng khi màng nhĩ bị thủng cũng là lúc khả năng bị điếc hoàn toàn rất cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thủng màng nhĩ đơn thuần chưa thể gây ra điếc mà chỉ khiến khả năng nghe kém nhẹ. Với các lỗ rách nhỏ sẽ làm giảm độ nhạy thính lực khoảng 10-15dB. Và các vết rách nhỏ này sẽ hoàn toàn tự lành lại sau vài tuần chăm sóc kỹ càng, cẩn thận. Còn với các vết rách lớn hơn sẽ gây giảm thính lực từ 20-30dB. Xếp trong thang phân cấp độ khiếm thính thì mất đến 30dB sẽ thuộc khiếm thính nhẹ – tức là cách 1m không nghe được giọng thầm nhưng vẫn nghe được giọng nói bình thường.

Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

Màng nhĩ bị thủng khiến khả năng nghe trở nên kém đi

2.1. Biểu hiện thủng màng nhĩ

Biểu hiện thủng màng nhĩ khá dễ để nhận biết. Chỉ cần để ý, theo dõi trong thời gian ngắn bạn sẽ biết được bản thân có hay không bị thủng màng nhĩ. Và người khi bị thủng màng nhĩ sẽ có những triệu chứng phổ biến sau:

– Đau nhức ở tai: có thể nặng hoặc nhẹ

– Chảy máu tai

– Luôn có cảm giác ù tai hay có âm thanh ù ù trong tai.

– Khả năng nghe kém đi, tiếp nhận âm thanh chậm

– Thi thoảng chóng mặt và có cảm giác buồn nôn.

2.2. Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Màng nhĩ bị thủng bởi rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

– Do vật nhọn đâm vào tai: bút bi, tăm,…

– Thói quen làm sạch tai quá mức: sử dụng bông ngoáy tai đưa sâu vào trong tai, ngoáy tai với lực mạnh.

– Do bị chấn thương từ âm thanh lớn như tiếng của một vụ nổ bất ngờ, tiếng súng bắn có tần sóng âm lớn.

– Do tình trạng viêm nhiễm tai nặng.

– Do tai nạn gây chấn thương ở khu vực đầu, sọ não và tai.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nhiệt miệng ở má trong

Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

Thói quen làm sạch tai quá mức khiến cho màng nhĩ bị rách

3. Điều trị thủng màng nhĩ bằng cách nào?

Bên cạnh lo lắng về khả năng nghe khi bị thủng màng nhĩ thì “thủng màng nhĩ có chữa được không?” cũng là vấn đề được quan tâm nhiều.

Với trường hợp vết rách nhỏ, bạn cần giữ gìn vệ sinh tai sạch sẽ, có lối sống khoa học cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Sau 3-4 tuần, vết rách tại màng nhĩ sẽ tự liền lại. Nếu vết rách/thủng màng nhĩ không tự lành, bác sĩ sẽ chỉ định vá màng nhĩ hoặc phẫu thuật.

– Phương pháp vá màng nhĩ: sử dụng mô ở bộ phận khác để vá lại màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có bị điếc không? Có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: Chữa viêm tai giữa bằng thuốc nam

Phương pháp vá nhĩ áp dụng cho vết rách nhỏ, khôi phục lại khả năng nghe như ban đầu

– Phẫu thuật tạo hình màng nhĩ: là phương pháp sử dụng mô ghép để đóng lỗ thủng trên màng nhĩ lại. Mảnh mô ghép này sẽ được đặt vào thông qua một đường mổ ở trước hoặc sau tai, hoặc bên trong ống tai. Khi màng nhĩ được nâng lên, mảnh ghép sẽ được đặt xuống dưới rồi nâng đỡ mảnh ghép đó bằng một miếng xốp tan được. Sau đó, màng nhĩ sẽ được đặt trở lại vị trí.

Có thể thấy màng nhĩ bị thủng chưa gây ra tình trạng điếc hoàn toàn như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế vấn đề này sẽ khiến cho người nghe kém đi và gặp khó khăn trong tiếp nhận âm thanh. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giúp giải đáp được thắc mắc chung “thủng màng nhĩ có bị điếc không?” rồi nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *