Viêm da dị ứng là bệnh lý làm cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy nổi ban, da bong tróc gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể gây lở loét, nhiễm trùng da… Hiện nay, trên thị trường có quá nhiều loại thuốc bôi viêm da dị ứng. Do đó, bạn cần nắm rõ một số thông tin về loại thuốc này để sử dụng hiệu quả.
Bạn đang đọc: 3 Điều cần biết về thuốc bôi viêm da dị ứng
1. Viêm da dị ứng là gì?
Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng viêm trên da xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Viêm da dị ứng khiến cho da của người bệnh bị sưng đỏ, phát ban, nổi mẩn ngứa tại một vùng da hoặc trên khắp cơ thể. Có nhiều dạng viêm da như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa…
Viêm da cơ địa thường do yếu tố di truyền từ gia đình và bệnh thường xuất hiện từ bé. Thông thường, nếu trong gia đình có người mắc bệnh dị ứng, đứa trẻ sinh ra cũng thường bị quá mẫn với dị ứng dị nguyên. Bệnh viêm da cơ địa là căn bệnh có xu hướng mạn tính, khó điều trị. Khi người bệnh bị côn trùng cắn hoặc tiếp xúc với hóa chất gây viêm da tiếp xúc. Lúc này sẽ khiến cho một vùng da bị tổn thương đột ngột. Tuy nhiên, sau khi loại bỏ căn nguyên dị ứng, làn da sẽ sớm hồi phục và thường khỏi hẳn.
Một số trường hợp khi thời tiết có sự thay đổi, nhiệt độ lên xuống thất thường nóng quá hoặc lạnh quá cũng gây nên tình trạng dị ứng. Nếu bị các trường hợp viêm da như vừa nêu mà không được điều trị kịp thời, do tác động lên da hoặc gãi làm trầy xước dẫn tới nhiễm trùng và bội nhiễm.
Bệnh này có thể xảy ra với mọi đối tượng và lứa tuổi. Bệnh cũng làm giảm chất lượng sống của người mắc phải. Người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ khiến cho họ tự ti ngại giao tiếp.
Viêm da cơ địa thường do yếu tố di truyền từ gia đình và bệnh thường xuất hiện từ bé
2. Những điều cần biết khi dùng thuốc bôi viêm da dị ứng
2.1. Lưu ý khi dùng thuốc bôi viêm da dị ứng
Khi đã xác định được tình trạng bị viêm da dị ứng thì việc chọn một loại thuốc để sử dụng sao cho hiệu quả là mong muốn của nhiều người. Thuốc để điều trị bệnh viêm da dị ứng có 2 dạng là thuốc uống và thuốc bôi.
Thông thường, dạng thuốc uống được dùng cho tình trạng bệnh nặng và có tổn thương trên vùng da rộng. Thuốc bôi da để cải thiện những vùng da nhỏ bị tổn thương do viêm da dị ứng.
Căn cứ vào mức độ tổn thương của người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụngthuốc bôi nào cho phù hợp.
Thuốc bôi bệnh viêm da dị ứng thường tập trung điều trị triệu chứng. Những loại thuốc này chủ yếu có tác dụng giảm viêm trên da. Các thuốc có trong phác đồ điều trị thường là loại thuốc có khả năng ức chế phản ứng dị ứng.
Các loại thuốc điều trị bệnh viêm da thường có ảnh hưởng đến dạ dày, máu, xương, huyết áp, thận, gan… Do đó, khi điều trị, người bệnh hãy lắng nghe cơ thể, theo dõi sức khỏe nhằm đảm bảo việc điều trị hiệu quả và ít phản ứng phụ. Đặc biệt, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ định không được lạm dụng kem bôi có chứa corticosteroid.
Thậm chí việc sử dụng quá liều không những không mang đến hiệu quả mà còn gây phản tác dụng. Lạm dụng thuốc có thể gây đục thủy tinh thể, giòn xương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Do đó, việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ có ý nghĩa quan trọng.
2.2. Một số loại thuốc bôi giúp điều trị tại chỗ cho bệnh viêm da dị ứng
Steroid bôi da
Steroid tại chỗ là thuốc được dùng chủ yếu trong các trường hợp điều trị viêm da dị ứng mức độ nhẹ tới trung bình. Thậm chí, chúng còn có vai trò cốt lõi trong điều trị viêm da dị ứng mức độ nghiêm trọng. Sau đó giảm liều dùng khi các biện pháp khác đã phát huy hiệu quả.
Theo đó, steroid bôi da sẽ hiệu quả và an toàn nếu sử dụng đúng cách dù không ít người có sự lo ngại về tác dụng phụ tiềm ẩn từ thuốc bôi này.
Tìm hiểu thêm: Thuốc hạ sốt Ibuprofen cho người lớn
Steroid tại chỗ là thuốc điều trị các trường hợp viêm da dị ứng mức độ nhẹ tới trung bình
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ
Chất ức chế calcineurin cũng hữu ích cho điều trị viêm da dị ứng từ nhẹ tới trung bình. Chúng vừa là chất giúp điều hòa miễn dịch, vừa có tính chống viêm. Đồng thời, nhóm chất bôi da này không gây mỏng da hoặc tổn thương trên da.
Vì vậy, thuốc bôi có tính điều hòa miễn dịch tại chỗ này hữu ích cho viêm da dị ứng. Đặc biệt ở các vùng da mỏng như mặt, bộ phận sinh dục và nếp gấp trên cơ thể.
2.3. Phương pháp làm dịu ngứa bên cạnh dùng thuốc bôi viêm da dị ứng
Khi xuất hiện những triệu chứng mẩn ngứa, phát ban ngoài da, bệnh nhân có thể lựa chọn cách chườm lạnh hoặc tắm mát.
Khi chườm lạnh hoặc tắm nước mát, hơi lạnh sẽ giúp làm dịu cơn ngứa, giảm mề đay, nổi đỏ ở ngoài da. Đồng thời ngăn chặn tình trạng bị mẩn đỏ lan rộng toàn thân, khiến bệnh nhân dễ chịu.
Cần lưu ý, không nên áp trực tiếp đá lạnh lên da. Bạn cần phải bọc đá trong một lớp vải sạch. Đồng thời, hãy tránh chườm đá hoặc tắm quá lâu. Hạn chế sự tác động lên vùng có vết thương hở. Do nhiệt độ thấp có thể kéo theo nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng khác.
Việc bổ sung thêm nước cho cơ thể cũng được xem là biện pháp hữu hiệu. Bởi nó giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu của viêm da dị ứng. Uống nhiều nước sẽ giúp cho cơ thể thanh lọc tốt hơn. Đặc biệt hỗ trợ khả năng đào thải độc tố của gan. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng nóng rát, nổi mẩn đỏ, ngứa… người bệnh hãy chú ý uống thêm nhiều nước để giảm nhanh được tình trạng này.
Trong quá trình chữa trị viêm da dị ứng, người bệnh không nên để da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng nhằm kiểm soát những triệu chứng hiệu quả hơn. Lưu ý, không được gãi hoặc sờ chạm vào các nốt phát ban để dự phòng nguy cơ bị bội nhiễm hoặc kích ứng da nghiêm trọng.
>>>>>Xem thêm: Cơ chế của Methocarbamol trong điều trị co thắt cơ xương khớp
Bạn không nên gãi hoặc sờ chạm vào vùng da tổn thương
Việc điều trị viêm da dị ứng đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn. Đòi hỏi sự phối hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, điều quan trọng là người bệnh cần kiên trì tuân thủ việc điều trị. Khi tuân thủ đúng phác đồ chữa trị, tình trạng viêm da dị ứng sẽ nhanh chóng được cải thiện. Đồng thời không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho da.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.