Lấy cao răng (hay còn gọi là vôi răng) là một trong những biện pháp để bảo vệ răng miệng hiệu quả. Việc cao răng hình thành nhiều hay ít còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như là cách chăm sóc răng miệng của mỗi người. Vậy bao lâu lấy cao răng 1 lần để có hiệu quả tốt nhất và không ảnh hưởng đến men răng? Và tác dụng việc lấy cao răng như thế nào với sức khỏe răng miệng? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về lấy cao răng trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bao lâu lấy cao răng 1 lần? Tác dụng việc lấy cao răng
1. Tìm hiểu về cao răng
Cạo vôi răng là thủ thuật nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng cũng như vi khuẩn ra khỏi khoang miệng. Bằng các dụng cụ chuyên dụng, các nha sĩ sẽ tác động trực tiếp vào các mảng bám trên răng, sau đó bóc tách chúng ra khỏi răng và nướu.
Cạo vôi răng là thủ thuật nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng cũng như vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.
Chính vì thế, cạo vôi răng rất tốt cho bảo vệ sức khỏe răng miệng, cụ thể là:
– Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng điển hình như viêm nướu, viêm nha chu, mòn men răng, tụt lợi… Trong đó, tác nhân chủ yếu gây ra bệnh này là do vi khuẩn có trong cao răng. Vì thế, việc lấy cao răng định kỳ sẽ ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
– Hạn chế tình trạng hôi miệng và giúp hơi thở thơm mát. Vi khuẩn cư trú lâu trong cao răng cộng với vụn thức ăn sẽ sinh ra hơi thở có mùi hôi, khó chịu. Vì vậy, việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp chấm dứt tình trạng này và mang đến một hơi thở thơm mát.
– Mang lại hàm răng trắng sáng: khi vôi răng tích tụ nhiều trên răng, răng trở nên ố vàng, xỉn màu, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ. Do đó, việc cạo vôi răng trở nên cần thiết nhằm khắc phục tình trạng này.
– Bảo vệ răng và xương hàm luôn khỏe mạnh: cao răng tích tụ nhiều trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại có thể phá hủy tổ chức răng và nướu. Từ đó, dễ dàng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, răng lung lay, thậm chí mất răng hàng loạt… Vì vậy, để bảo vệ răng và xương hàm luôn được khỏe mạnh thì lấy cao răng là rất cần thiết.
Như vậy có thể thấy, cạo vôi răng định kỳ mang lại rất nhiều tác dụng khác nhau, giúp sở hữu hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh.
2. Thời gian lấy cao răng hợp lý
2.1 Bao lâu lấy cao răng 1 lần?
Cao răng gây ra nhiều phiền toái và làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên việc lạm dụng lấy cao răng liên tục là không nên bởi vì nó có thể gây tổn thương đến răng và nướu khi bị các dụng cụ chuyên dụng tác dụng quá nhiều. Bác sĩ cảnh báo rằng: Việc tác động quá nhiều lên răng, nướu hoặc khoảng cách các lần lấy cao răng quá gần thì răng không được “nghỉ ngơi, thư giãn”, khi đó không thực hiện nhiệm vụ ăn nhai và tô điểm cho nụ cười.
Theo chỉ định của các nha sĩ, tốt nhất trung bình khoảng 6 tháng nên đi khám răng định kỳ và lấy cao răng 1 lần. Đó là thời gian thích hợp để các mảng bám trên răng hình thành cũng như là đủ răng và nướu tái tạo từ lần lấy cao răng trước. Khi đó, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và xác định xem có cần thiết phải lấy cao răng hay không đồng thời sẽ phát hiện các bệnh lý răng miệng nếu có.
Việc bao lâu thì nên lấy cao răng 1 lần còn phụ thuộc vào thể trạng cũng như cách chăm sóc răng miệng hàng ngày. Bởi có những người vệ sinh răng miệng tốt thì mảng bám ít đọng lại thì có thể sau vài tháng cũng không cần lấy cao răng.
Tìm hiểu thêm: Trồng răng bằng cấy ghép implant là gì?
Bao lâu lấy cao răng 1 lần? Thời gian tốt nhất khoảng 6 tháng
2.2 Bao lâu lấy cao răng 1 lần? Phụ thuộc từng trường hợp bệnh nhân
Khoảng 6 tháng là thời gian chung cho tất cả mọi người, tuy nhiên có những người cần lấy cao răng thường xuyên hơn. Cụ thể như sau:
– Trường hợp lấy cao răng 6 tháng hoặc có thể hơn: dành cho những người có ít cao răng hoặc vệ sinh răng miệng tốt, men răng bóng.
– Trường hợp lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần: dành cho trường hợp hay sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá thường xuyên, uống cà phê, uống nhiều bia rượu. Ngoài ra, những người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám ở thân răng và nướu răng cũng nên thực hiện theo chỉ dẫn này.
+ Trường hợp trẻ dưới 10 tuổi thường cần phải thăm khám trước khi lấy cao răng vì răng trẻ đang trong quá trình thay răng và phát triển. Khi đó, việc cạo vôi răng cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Có thể thấy, thời gian lấy cao răng thường sẽ tùy thuộc vào từng người có tình trạng răng khác nhau.
3. Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
>>>>>Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ bầu tạm biệt tình trạng đau xương mu khi mang thai nhanh chóng
Nên thực hiện khám răng và lấy cao răng định kỳ từ 2 – 3 lần mỗi năm, sẽ giúp loại bỏ ngay mảng bám trên răng khi chúng vừa hình thành và phát hiện dấu hiệu bất thường của răng để có cách xử lý kịp thời.
Sau khi lấy cao răng, cần thực hiện một vài những lưu ý sau để có hàm răng luôn, khỏe mạnh, trắng sáng:
– Thực hiện khám răng định kỳ từ 2 – 3 lần mỗi năm. Việc này sẽ giúp loại bỏ ngay mảng bám trên răng khi chúng vừa hình thành. Đồng thời phát hiện dấu hiệu bất thường của răng để có cách xử lý kịp thời, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
– Chải răng 2 – 3 lần/ngày ngay sau bữa ăn để mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn không có cơ hội tích tụ trên vùng răng và nướu.
– Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hiệu quả các cặn bã thức ăn bị mắc kẹt trong vị trí khó vệ sinh bằng bàn chải như kẽ răng, hốc răng…
– Súc miệng sau khi đánh răng với nước muối ấm hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng khả năng diệt khuẩn và ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám răng.
Với những thông tin được cung cấp trên bài viết, hy vọng đã có thể giải đáp được những thắc mắc liên quan đến quá trình lấy cao răng. Đồng thời, mọi người sẽ biết được bao lâu thì nên lấy cao răng 1 lần để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.