Viêm phổi là bệnh lý viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ em. Bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến những biến chứng vô cùng tai hại. Vậy, cụ thể thì viêm phổi ở trẻ em có những biến chứng nào và làm sao để điều trị bệnh lý này hiệu quả, đọc bài viết sau để biết câu trả lời, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Viêm phổi ở trẻ em: Biến chứng nguy hiểm và cách điều trị
1. Tổng quan về viêm phổi
1.1. Khái niệm và phân loại viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi, bao gồm: Viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và tiểu phế quản tận cùng. Viêm phổi có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân gây bệnh vẫn là tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất để phân loại viêm phổi. Theo nguyên nhân gây bệnh, viêm phổi có viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do virus, viêm phổi do nấm và viêm phổi do hóa chất.
Tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi được gọi là viêm phổi
1.2. Nguyên nhân và đối tượng nguy cơ viêm phổi ở trẻ em
Thông tin trong mục 1.1 đã cho chúng ta biết, viêm phổi có 4 nguyên nhân khởi phát chủ yếu, đó là: Vi khuẩn, virus, nấm và hóa chất. Trong đó, viêm phổi do vi khuẩn thường xuất hiện ở những trẻ suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nền mãn tính; viêm phổi do virus (mà ở đây là các virus Sars-Covid2; cúm; Adenovirus;…) cũng hay xuất hiện ở những đối tượng nguy cơ cao của viêm phổi do vi khuẩn; viêm phổi do nấm có đối tượng nguy cơ cao là những người sinh sống trong mối trường bụi bẩn, ẩm mốc; còn viêm phổi do hóa chất rất ít gặp, chỉ thấy ở một số đối tượng đặc biệt, có cơ hội tiếp xúc với một số hóa chất đặc biệt.
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Viêm phổi là một bệnh lý có biểu hiện phong phú. Cụ thể, các triệu chứng viêm phổi chúng ta có là: Sốt, đổ mồ hôi và ớn lanh; ho, có đờm; khó thở; đau ngực khi thở hoặc ho; buồn nôn và nôn;… Tuy nhiên, có thể trẻ chỉ có một vài dấu hiệu nhận biết trong tất cả những dấu hiệu nhận biết đó.
Tìm hiểu thêm: Tham khảo các loại thuốc trị cúm A cho bé
Sốt, ho có đờm là một trong các triệu chứng của viêm phổi
2. Biến chứng
2.1. Phù phổi cấp
Viêm phổi có thể tiến triển đến phù phổi cấp nếu không được điều trị kịp thời. Phù phổi cấp là một hội chứng suy hô hấp cấp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong, với các biểu hiện bên ngoài như xanh tím, khó thở, vã mồ hôi,…
2.2. Tràn mủ màng phổi, tràn khí màng phổi
Đây là 2 trong nhiều biến chứng nghiêm trọng của viêm phổi. Khi tràn mủ màng phổi/tràn khí màng phổi, trẻ sốt cao, ho, khó thở, đau ngực dữ dội và lượng bạch cầu tăng cao.
2.3. Viêm màng não
Khi đang viêm phổi, cơ thể trẻ suy nhược, các vi khuẩn dễ dàng có cơ hội tấn công và gây biến chứng viêm màng não. Biến chứng này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh, giảm khả năng nhận thức, vận động,…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
2.4. Nhiễm khuẩn huyết
Sự viêm từ phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn. Biến chứng này điều trị rất khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc; vì thế mà gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ và kinh tế của bố mẹ.
2.5. Tình trạng kháng thuốc
Khi viêm phổi tiến triển đến biến chứng, việc sử dụng kháng sinh liều cao để điều trị có thể dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Lúc này, để điều trị viêm phổi và biến chứng viêm phổi hiệu quả, phải phối hợp nhiều loại kháng sinh. Việc này lâu dài có thể dẫn đến tình trạng trẻ suy giảm miễn dịch.
3. Chẩn đoán và điều trị
3.1. Chẩn đoán
Khi trẻ có các dấu hiệu viêm phổi đã được liệt kê tại mục 1.3, bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín gần nhất ngay, để trẻ được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Để chẩn đoán viêm phổi, trẻ cần:
– Thăm khám lâm sàng: Chuyên gia sẽ khai thác dấu hiệu bệnh lý, đếm nhịp thở để xác định trẻ thở nhanh hay chậm, nghe phổi để tìm kiếm tiếng ran bất thường,…
– Thăm khám cận lâm sàng, bao gồm: Xét nghiệm máu (xác định tình trạng viêm thông qua chỉ số bạch cầu), nuôi cấy đờm (xác định chính xác loại vi khuẩn hoặc nấm gây viêm phổi), chụp X-quang ngực thẳng, chụp CT, nội soi phế quản,…
>>>>>Xem thêm: Sốt phát ban đỏ ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị
Để chẩn đoán viêm phổi, trẻ cần chụp X-quang ngực
3.2. Điều trị
Sau thăm khám và chẩn đoán, tùy thuộc nguyên nhân gây viêm phổi, trẻ sẽ được chỉ định một trong các phương án điều trị bằng thuốc như sau:
– Viêm phổi do vi khuẩn: Thuốc điều trị viêm phổi do vi khuẩn là kháng sinh. Để xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm phổi và loại kháng sinh hoàn hảo cho nhiệm vụ loại bỏ vi khuẩn đó, có thể sẽ mất một chút thời gian.
– Viêm phổi do virus: Hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm phổi do virus. Nếu viêm phổi phát sinh do nguyên nhân này, trẻ sẽ được dùng các thuốc điều trị hỗ trợ hay điều trị triệu chứng, như thuốc hạ sốt, thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản,…
– Viêm phổi do nấm: Thuốc điều trị viêm phổi do nấm là thuốc kháng nấm, như một số loại thuốc kháng sinh cổ điển, dòng thứ nhất, dòng thứ hai, dóng thứ ba Triazoles và Echinocandins,… là một ví dụ điển hình.
– Viêm phổi do hóa chất, có thể bao gồm: Dịch truyền tĩnh mạch, thuốc giãn phế quản hoặc mở đường thở, thuốc steroid uống hoặc truyền tĩnh mạch, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm đau uống hoặc truyền tĩnh mạch, thở máy, thuốc kháng sinh dự phòng,…
Như vậy, bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản về viêm phổi ở trẻ em. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết nhanh chóng, liên hệ Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.