Phế cầu khuẩn là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,… Đặc biệt, phế cầu khuẩn rất nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bởi vậy, để phòng tránh nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn, việc tiêm vắc xin phế cầu là rất cần thiết. Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng của vắc xin phế cầu, đồng thời nắm được một số lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm chủng.
Bạn đang đọc: Tác dụng của vắc xin phế cầu và một số lưu ý khi tiêm phế cầu
1. Phế cầu khuẩn và một số thông tin về vắc xin phế cầu
Hiểu rõ về phế cầu khuẩn cũng như vắc xin phế cầu là cách để chúng ta phần nào hình dung tác dụng của vắc xin phế cầu đối với sức khỏe con người.
1.1. Phế cầu khuẩn – Tác nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm
Phế cầu khuẩn là loại khuẩn gây ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, sức khỏe còn kém. Thể hiện rõ nhất mức độ nguy hiểm của phế cầu khuẩn, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã thống kê, mỗi năm, có tới gần 1 triệu trẻ em trên toàn thế giới tử vong do mắc phải các bệnh có liên quan tới phế cầu khuẩn.
Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em bị viêm phổi do phế cầu khuẩn rất cao, đạt tới 50% mỗi năm. Một số vấn đề thường gặp ở trẻ nhiễm phế cầu khuẩn có thể kể đến như: Viêm phổi, viêm tai giữa, nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng máu, viêm tai giữa, viêm màng não,…
Phế cầu khuẩn lây qua đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp tới phổi, máu, não, thính giác,…
Virus phế cầu lây lan dễ dàng qua đường hô hấp. Bởi vậy, trẻ nhỏ đề kháng kém dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi ở trong môi trường công cộng, thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi,…
1.2. Một số thông tin về vắc xin phế cầu
Vắc xin phế cầu là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ con người khỏi sự tấn công của phế cầu khuẩn. Khi được đưa vào cơ thể, vắc xin sẽ kích thích tạo ra kháng nguyên để tránh virus phế cầu xâm nhập. Thông thường, vắc xin phế cầu sẽ được tiêm từ khi còn nhỏ và một mũi tiêm như vậy có tác dụng bảo vệ khỏi khuẩn phế cầu trọn đời.
Vị trí tiêm thường ở bắp, vùng cơ delta với liều lượng 0.5ml một mũi.
Hiện nay, vắc xin phế cầu có ba loại:
– Vắc xin ngừa khuẩn phế cầu Synflorix của Bỉ: Đây là loại vắc xin có khả năng phòng tránh sự tấn công của 10 chủng phế cầu khuẩn gây ra một số bệnh như: Nhiễm trùng, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu, viêm tai giữa,…
– Vắc xin ngừa khuẩn phế cầu Prevenar 13 của Mỹ: Vắc xin này có khả năng phòng ngừa các vấn đề ở cả trẻ em và người lớn như: Viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm tai giữa,… do 13 chủng phế cầu khuẩn gây ra. Đặc biệt, vắc xin Prevenar 13 là dòng vắc xin thế hệ mới, tạo miễn dịch chéo, không đặc hiệu với Covid-19.
– Vắc xin ngừa khuẩn phế cầu Pneumo 23 từ Pháp: Vắc xin này có khả năng ngăn ngừa sự tấn công của 23 chủng phế cầu khác nhau. Tuy nhiên, tác dụng của vắc xin có giới hạn, không bảo vệ được con người khỏi bệnh lý viêm tai giữa, viêm phổi. Vắc xin có thể được sử dụng cho đối tượng trẻ em trên 2 tuổi.
2. Tác dụng của việc tiêm vắc xin phế cầu là gì?
Vắc xin phế cầu có tác dụng rõ rệt nhất khi được tiêm cho trẻ nhỏ. Không chỉ giúp trẻ phòng tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra, vắc xin còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch cho bé.
2.1. Phòng tránh viêm phổi do virus phế cầu
Phế cầu khuẩn tấn công qua đường hô hấp và đặc biệt, là nguyên nhân dẫn đến viêm phổi ở trẻ nhỏ. Viêm phổi nặng, trẻ dễ bị suy hô hấp, miễn dịch kém, cơ thể suy nhược và nguy cơ cao dẫn tới tử vong. Vì vậy, việc tiêm vắc xin phế cầu là rất cần thiết để giúp trẻ tránh khỏi căn bệnh này.
2.2. Tác dụng của vắc xin phế cầu – Phòng tránh viêm tai giữa
Phế cầu khuẩn lây qua đường hô hấp, đi từ họng tới vòi nhĩ, gây ra tình trạng viêm tai giữa. Viêm tai giữa là bệnh lý nghiêm trọng với các biểu hiện như có mủ, dịch chảy từ ống tai ngoài, sốt cao, chán ăn, trằn trọc,… Lâu dần, người bệnh bị giảm thính lực, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cấu trúc màng nhĩ.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu tiêm vacxin cho trẻ em có tốn tiền không
Tác dụng của vắc xin phế cầu, ngoài phòng ngừa viêm phổi còn có khả năng bảo vệ trẻ khỏi viêm tai giữa do virus phế cầu gây ra
Vì vậy, vắc xin phế cầu không chỉ phòng tránh khuẩn phế cầu mà còn giúp phòng bệnh viêm tai giữa, nhất là đối với trẻ nhỏ.
2.3. Phòng tránh viêm màng não do nhiễm phế cầu khuẩn
Vi khuẩn phế cầu tại hầu họng, thông qua dịch họng, dịch não tủy mà có thể phát triển nhanh cả về số lượng lẫn độc tính, gây viêm tấy, sưng phồng mô não, màng não. Lúc này, não chịu áp lực và dẫn tới những triệu chứng như đau đầu, nôn ói, cứng cổ, co giật, rối loạn thị giác,… Nếu để quá 48h, người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí là tử vong.
Tồi tệ hơn, viêm màng não do phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề như mù lòa; động kinh; điếc; liệt nửa người; chậm phát triển trí tuệ, thần kinh vận động;…
2.4. Tác dụng của vắc xin phế cầu – Phòng ngừa nhiễm trùng máu
Nhiễm trùng máu là một trong những vấn đề có thể gặp phải khi bị khuẩn phế cầu tấn công. Phế cầu khuẩn tăng sinh với số lượng chóng mặt trong máu, phát tác độc tính khiến cho máu bị nhiễm trùng, gây sốc hoặc thậm chí tổn thương các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt, nguy cơ tử vong khi bị nhiễm trùng máu là rất cao, nhất là với những người đã có sẵn bệnh lý nền.
>>>>>Xem thêm: Những giấy tờ cần mang khi đi tiêm chủng uốn ván
Vắc xin phế cầu giúp phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng máu do phế cầu khuẩn
Vậy nên, việc tiêm vắc xin phế cầu từ sớm cho trẻ nhỏ là rất cần thiết. Đây cũng là một trong những mũi tiêm được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, mong muốn tiêm ngừa cho con.
3. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ nhỏ
Khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ nhỏ, phụ huynh cần nắm rõ lịch tiêm và tiến hành tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
– Trẻ sẽ được tiêm 4 mũi từ 6 tuần tuổi cho đến khoảng dưới 7 tháng tuổi. Mũi 2 cách mũi 1 thời gian 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 thời gian 1 tháng. Mũi 4 sẽ được tiêm sau 8 tháng kể từ lần tiêm mũi 3.
– Nếu trẻ chưa được tiêm ở độ tuổi từ 6 tuần tới 7 tháng thì từ 7 tháng tới dưới 12 tháng tuổi, trẻ sẽ được tiêm đủ 3 mũi. Mũi 2 vẫn cách mũi 1 khoảng thời gian là 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 khoảng thời gian là 6 tháng.
– Trẻ từ 12 tháng cho tới dưới 24 tháng tuổi sẽ được tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 khoảng thời gian là 2 tháng.
– Từ 24 tháng đến khi trưởng thành, nếu chưa được tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn, chúng ta cần tiêm vắc xin Pneumo 23 và chỉ cần tiêm một mũi duy nhất.
Bên cạnh việc nắm rõ lịch tiêm vắc xin phế cầu, phụ huynh cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi thực hiện tiêm chủng cho bé:
– Không nên tiêm cho những trẻ thuộc trường hợp bị suy giảm miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
– Không nên tiêm vắc xin cho trẻ bị rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu.
– Trẻ em sinh non, dưới 28 tuần tuổi, trước khi tiêm cần tham khảo chỉ định của bác sĩ.
– Trẻ bị dị ứng, bị sốt hoặc bị bệnh cấp tính, cần trao đổi cụ thể với bác sĩ trước tiêm.
– Sau khi tiêm, trẻ nhỏ cần được theo dõi tối thiểu 1 tiếng và phụ huynh cần chú ý đến các dấu hiệu bất thường của trẻ để kịp thời báo cho bác sĩ, tìm phương án xử lý phù hợp.
Đối với việc tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Phòng tiêm chủng TCI thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, vì vậy đảm bảo những tiêu chuẩn của một cơ sở tiêm chủng cũng như khám chữa bệnh. Do đó, trước và sau tiêm chủng, khách hàng sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe sát sao cũng như có sự hỗ trợ, ứng phó kịp thời khi cần thiết.
Phòng tiêm chủng TCI sử dụng vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt, luôn công khai thông tin vắc xin và hạn sử dụng tới người dùng. Chi tiết về mũi tiêm được cập nhập ngay trên Hệ thống tiêm chủng quốc gia, giúp người dùng có thể tiện tra cứu, yên tâm hơn. Lịch tiêm được Phòng tiêm nhắc nhở, lưu giữ cẩn thận, hỗ trợ tối đa cho khách hàng.
Với những thông tin trên, bạn đọc cũng đã thấy được tác dụng của vắc xin phế cầu cụ thể ra sao, đồng thời hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm phế cầu từ sớm. Tiêm vắc xin phế cầu không chỉ giúp phòng bệnh cho trẻ nhỏ mà còn bảo vệ bé trọn đời, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.