Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV (cán bộ công nhân viên) là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cán bộ nhân viên ổn định tinh thần và an tâm công tác làm việc.
Bạn đang đọc: Có cần thiết tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cbcnv không?
1. Tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ cho cbcnv
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên được xem là hoạt động ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp hàng năm bởi đây là chế độ ưu đãi dành riêng cho người lao động, được nhà nước ủng hộ và khuyến khích.
1.1. Có cần thiết tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV không?
Theo quy định Điều 152 của Bộ Luật Lao động về Chăm sóc sức khỏe có ghi rõ như sau:
– Doanh nghiệp, công ty hoặc chủ sở hữu lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ công nhân viên hàng năm, bao gồm cả học nghề và tập nghề.
– Đối với lao động nữ cần phải được khám thêm mục phụ khoa
– Với lao động làm công việc nặng nhọc, làm trong môi trường độc hại, lao động chưa đủ tuổi thành niên, người cao tuổi, khuyết tật phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng/lần.
– Với người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao phải được khám bệnh nghề nghiệp.
– Trong trường hợp lao động bị tai nạn nghề nghiệp, sau khi đã phục hồi sức khỏe cũng cần phải được khám sức khỏe để đảm bảo thể chất, trạng thái trước khi quay trở lại làm việc.
Vậy, hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên công ty là việc làm cần thiết và quan trọng, được sự ủng hộ của nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, giúp họ an tâm công tác và làm việc.
Hoạt động khám sức khỏe cho nhân viên là việc làm quan trọng và cần thiết
1.2. Lợi ích của doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV
Bên cạnh người lao động được hưởng quyền lợi từ hoạt động tổ chức khám sức khỏe công ty, doanh nghiệp theo đó có những lợi ích to lớn. Đó là:
– Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý và điều trị kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí y tế, chi phí bồi thường cho nhân viên.
– Đây là cách doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm của mình đối với nhân viên
– Hoạt động còn là yếu tố để thu hút nhân sự, nhân tài cho công ty
– Là sợi dây gắn kết nội bộ giữa các nhân viên với nhau, giữa nhân viên với ban lãnh đạo
– Việc bảo vệ sức khỏe cho người lao động chính là bảo vệ nguồn nhân lực của công ty bởi lao động là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp
– Lao động khỏe sẽ đảm bảo năng suất làm việc, hiệu quả cao
Đây là hoạt động để doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm đối với nhân viên
2. Phương thức tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV
Đa số các doanh nghiệp hiện nay ở nước ta đều lựa chọn hình thức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên 1 năm/lần. Doanh nghiệp nào có điều kiện, hoặc đặc thù nghề nghiệp, hoặc sở hữu lao động là người cao tuổi, khuyết tật hoặc trẻ dưới thành niên sẽ chọn hình thức khám sức khỏe 6 tháng/lần.
Dưới đây là quy trình khám sức khỏe doanh nghiệp, thường bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Hoàn tất thủ tục đăng ký và hồ sơ thăm khám
Tại bước này, bạn chỉ cần nêu đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, tuổi tác… Thêm đó, nếu có tiền sử bệnh lý bạn cũng cần khai báo rõ ràng để bác sĩ lấy đó làm tiền đề chẩn đoán bệnh lý.
– Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm
Tại đây, bạn có thể phải thực hiện 2 hình thức xét nghiệm là xét nghiệm máu và xét nghiệm phân tích nước tiểu. Lưu ý là bạn nên đi lấy máu vào buổi sáng, tránh tình trạng xếp hàng nhiều người và tốn kém thời gian. Buổi sáng sớm cũng là thời điểm thích hợp để lấy máu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý một số điều cho lao động của mình như: không nên ăn sáng trước khi lấy máu; không uống các chất kích thích như rượu bia, cà phê…
Tìm hiểu thêm: 3 lợi ích “cực hời” khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
Lấy máu xét nghiệm là một trong những bước khám quan trọng và bắt buộc
– Bước 3: Khám lâm sàng
Với bước khám này, lao động sẽ được thực hiện các danh mục về tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, khám nội, khám da liễu, khám phụ khoa (đối với nữ)
– Bước 4: Chẩn đoán hình ảnh
Bước khám này sẽ hỗ trợ lao động phát hiện dấu hiệu bệnh để bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị. Các danh mục khám thường bao gồm: điện tim đồ, siêu âm, chụp X-quang…Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu khám thêm danh mục để chẩn đoán chuyên sâu thì có thể đăng ký bổ sung thêm.
– Bước 5: Trả kết quả thăm khám
Kết thúc các danh mục khám đã đăng ký, lao động sẽ được nhận kết quả khám của mình tại phòng bác sĩ nội. Bác sĩ sẽ chỉ ra những vấn đề bất thường trong sức khỏe, đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp (nếu có) và có lời khuyên tư vấn về chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
>>>>>Xem thêm: 4 cân nhắc cần biết trong khám sức khỏe cho người cao tuổi
Bác sĩ sẽ đọc kết quả thăm khám: nói rõ vấn đề bất thường của bệnh nhân và tư vấn chế độ dinh dưỡng
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý vị thông tin chi tiết về tầm quan trọng trong việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV, để từ đó doanh nghiệp và người lao động đều được hưởng lợi và được pháp luật bảo vệ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.