Viêm họng là một bệnh lý phổ biến hiện nay đặc biệt là vào những ngày giao mùa. Tình trạng này khiến cho người bệnh thường phải chịu đựng các cảm giác như đau, khô họng, khó ăn uống và giao tiếp. Vậy khi bị viêm họng uống thuốc gì để có thể điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Bị viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi?
1. Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng là tình trạng niêm mạc vùng hầu họng bị sưng viêm, gây nên cảm giác đau rát, khó chịu và vướng khi nhai nuốt. Hầu hết các trường hợp bị viêm họng đều xuất phát từ nguyên nhân do virus. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, bệnh này cũng có thể khởi phát từ vi khuẩn, dị ứng hoặc do một số yếu tố kích thích khác. Trong đó viêm họng do vi khuẩn có mức độ nặng nhất và dễ phát sinh các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm họng thường phát triển qua 2 giai đoạn chính là cấp tính và mạn tính. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh đều sẽ thuyên giảm sau khoảng 7 – 10 ngày sử dụng thuốc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy, khoảng 20% trường hợp bệnh tiến triển thành viêm họng mạn tính và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp và chất lượng của cuộc sống.
Viêm họng là căn bệnh thường gặp gây nên nhiều cảm giác khó chịu cho người bệnh
2. Bị viêm họng uống thuốc gì nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn?
2.1. Viêm họng uống thuốc gì? – Viêm họng do virus
Tình trạng viêm họng do bị nhiễm virus thường sẽ kéo dài từ 5 – 7 ngày và không cần tiến hành điều trị y tế gì đặc hiệu cũng có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, để có thể hạ sốt và giảm đau, người bệnh viêm họng có thể uống thuốc acetaminophen hoặc các loại thuốc giảm đau nhẹ khác để cải thiện triệu chứng khó chịu.
Lưu ý, bạn cần cân nhắc khi cho trẻ nhỏ dùng các loại thuốc giảm đau không được bác sĩ kê đơn dù đó là thuốc được bào chế dành cho trẻ sơ sinh/trẻ em, ví dụ như acetaminophen hoặc ibuprofen. Phụ huynh cũng cần nhớ là không bao giờ cho trẻ em/thanh thiếu niên uống aspirin vì nó liên quan đến hội chứng Reye – tình trạng hiếm gặp nhưng cũng có khả năng đe dọa tới tính mạng, gây tình trạng sưng gan và não.
2.2. Viêm họng uống thuốc gì? – Viêm họng do vi khuẩn
Nếu các cơn đau họng là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho người bệnh. Lúc này, họ cần phải dùng đủ các liều thuốc kháng sinh theo đúng quy định ngay cả khi gặp các triệu chứng đã hết.
Việc không dùng đủ phác đồ thuốc theo chỉ dẫn cũng khiến cho tình trạng bị nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn hoặc có thể lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Mặt khác, nếu không hoàn thành đủ liệu trình kháng sinh để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn thì có thể dẫn tới làm tăng nguy cơ trẻ bị sốt thấp khớp hoặc bị viêm thận nghiêm trọng.
Tìm hiểu thêm: Cách trị bệnh viêm xoang theo từng cấp độ bệnh
Hãy uống thuốc theo sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị
2. Các phương pháp điều trị viêm họng hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì các phương pháp chữa viêm họng tại nhà dưới đây cũng có thể hỗ trợ giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng khó chịu do họng tình trạng sưng đau gây ra:
– Nghỉ ngơi đầy đủ: Bạn nên dành thời gian nghỉ dưỡng kết hợp với ăn uống lành mạnh để giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự nhiễm trùng. Đồng thời, bạn cũng nên nghỉ ngơi cả về giọng nói.
– Cung cấp nhiều nước cho cơ thể: Các chất lỏng sẽ giúp cho bạn giữ ẩm cổ họng và ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, hãy tránh sử dụng caffeine và rượu bởi những thứ này có thể làm tăng sự mất nước.
– Sử dụng thức ăn và đồ uống dễ chịu: Bạn hãy uống nước ấm, trà không có chứa chất caffein hoặc có thể uống nước ấm với mật ong để giúp làm dịu cơn đau họng.
– Súc miệng hàng ngày bằng nước muối: Hãy súc miệng bằng nước muối được pha chế theo tỷ lệ từ 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối ăn trong 120ml – 240 ml nước ấm để có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Đối với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn thì có thể súc miệng dung dịch và sau đó nhổ ra.
– Chú ý làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí mát để có thể loại bỏ không khí khô – nguyên nhân gây kích ứng thêm cho bệnh viêm họng. Bên cạnh đó, bạn hãy đảm bảo vệ sinh máy tạo ẩm thường xuyên để nấm mốc hoặc vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
– Dùng kẹo ngậm: Phương cách đơn giản này có thể giúp làm dịu cơn đau họng nhưng không nên cho trẻ từ 4 tuổi trở xuống dùng vì có thể dẫn tới nguy cơ nghẹt thở do dị vật.
– Tránh các chất gây kích ứng: Hãy giữ cho nhà cửa không có khói thuốc lá và các sản phẩm tẩy rửa để tránh gây kích ứng cổ họng.
>>>>>Xem thêm: TCI giải đáp: Sau cắt amidan có hết viêm họng không?
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp hỗ trợ hiệu quả việc điều trị viêm họng
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về cách điều trị bệnh viêm họng. Bạn cũng nên lưu ý, đừng quên đi thăm khám tai mũi họng tại các cơ sở y tế uy tín ngay nếu thấy có triệu chứng bất thường nhằm ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.