Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao phổi cần lưu ý phòng tránh

Bệnh lao phổi là một căn bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh và vi khuẩn có tính kháng thuốc nhiều với xu hướng nhiều người mắc trong thời gian gần đây. Vậy nguyên nhân gây bệnh lao phổi này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao phổi cần lưu ý phòng tránh

1. Bệnh lao phổi và những triệu chứng điển hình

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm bởi vi trùng lao hình thành, khi loại vi trùng này xâm nhập đến một cơ quan trong cơ thể có thể sinh sôi và hình thành bệnh. Tính đến 2015, có đến 1,8 triệu người mất bởi lao phổi; hơn 10,4 triệu người mắc bệnh.

Lao có thể gặp phải ở tất cả các bộ phận của cơ thể như: màng phổi, hạch bạch huyết, màng não, xương khớp, hệ sinh dịch – tiết niệu, ruột, phổi… Trong đó lao phổi là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 80- 85% trên tổng số ca bệnh và rất dễ lây nhiễm cho những người xung quanh.

Những triệu chứng lao có thể kéo dài nhiều tháng và có thể lây nhiễm cho người khác nếu tiếp xúc gần. Những dấu hiệu bệnh lao phổi điển hình có thể kể đến bao gồm:

– Ho có đờm/ ho khan/ ho ra máu kéo dài trên 3 tuần

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao phổi cần lưu ý phòng tránh

Nếu người bệnh có tình trạng ho khan hoặc ho có đờm kéo dài có thể là bệnh lao phổi

– Khó thở, đau ngực và cảm thấy mệt mỏi

– Sốt và ớn lạnh vào buổi chiều và đổ mồ hôi trộm về đêm

– Cơ thể gầy yếu, chán ăn hoặc sút cân.

Mỗi bệnh nhân có cơ địa khác nhau nên triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Có những bệnh nhân có nhiều dấu hiệu kể trên, kéo dài nhiều tuần; cũng có những bệnh nhân đa số không có nhiều biểu hiện bất thường hoặc có cũng tương tự như cảm cúm nhẹ dẫn tới chủ quan.

Khi nghi ngờ lao phổi, người bệnh sẽ được xét nghiệm soi đờm và nếu thấy có vi khuẩn lao thì cần điều trị sớm.

2. Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành và phát triển của bệnh lao

2.1 Những loại vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi

Trường hợp phổ biến nhất là vi khuẩn lao người, một số trường hợp có thể là vi khuẩn lao bò(trường hợp hiếm gặp). Vi khuẩn lao bội nhiễm ở môi trường ngoài hoặc từ những tổn thương cũ mà tái diễn lại. Đặc biệt đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm(như HIV/AIDS) thì cũng có thể là do trực khuẩn kháng cồn, kháng acid không điển hình.

Trực khuẩn lao có hình dáng dài như que nhỏ, có thể sống sau khi gặp chất sát khuẩn và sống sót ở môi trường khô nhiều tuần. Ở môi trường tự nhiên, trực khuẩn này có thể xâm nhập và phát triển ở sinh vật chủ hình thành bệnh lao.

Vi khuẩn này có thể sống và tồn tại trong không khí tương đối lâu cho đến khi tìm được ký chủ mới, do đó người bệnh cần phòng ngừa khi tiếp xúc với những nguồn lây.

2.2 Những yếu tố thuận lợi là nguyên nhân dẫn tới hình thành và gây bệnh lao phổi

– Tiếp xúc với các nguồn lây, đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi bắn ra nhiều hạt nhỏ chứa vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí ở xung quanh bệnh nhân, người khỏe mạnh hít vào có thể lây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bệnh cảm cúm kéo dài trong bao lâu thì khỏi?

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao phổi cần lưu ý phòng tránh

Những con đường lây nhiễm bệnh lao điển hình cần tránh

– Ăn phải thực phẩm chứa vi khuẩn lao, tiếp xúc với vật nuôi nhiễm lao… dẫn tới bệnh lao da, lao ống tiêu hóa,. lao dạ dày…

– Những trạng thái sức khỏe và tình trạng bệnh lý tăng nguy cơ mắc lao: bụi phổi, phổi do virus, loét dạ dày – tá tràng, HIV/AIDS, người nghiện rượu, suy dinh dưỡng, đái tháo đường…

– Căng thẳng, stress kéo dài, môi trường sống ẩm mốc.

2.3 Nguồn tấn công của bệnh lao với cơ thể con người

Vi khuẩn lao có thể tấn công mạnh mẽ đến cơ thể con người khi:

– Người bệnh có vi trùng lao trong người: Hệ miễn dịch có thể chiến đấu để kháng các loại vi khuẩn xâm nhập khiến chúng không hoạt động được, có khoảng 90% vi trùng lao không hoạt động vĩnh viễn, người nhiễm bệnh cũng không bị bệnh hay lây cho người khác(nhiễm lao tiềm tàng).

– Bệnh lao: Khi vi trùng lao hoạt động, người bị nhiễm có thể bị bệnh trong thời gian ngắn hoặc thậm chí nhiều năm sau khi hệ miễn dịch suy yếu bởi tuổi già, tiểu đường, HIV, thận hoặc ung thư…

Khi vi trùng lao xâm nhập vào cơ thể con người gọi là nhiễm lao và khả năng trở thành bệnh lao tùy thuộc theo: mức độ nhiễm bệnh với vi khuẩn ít hay nhiều, đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Khi vi trùng lao vào phổi có thể sinh sôi nảy nở sau đó phát tán khắp cơ thể thông qua hệ thống hạch bạch huyết và đường máu. Hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể thông thường có thể tiêu diệt chúng nhưng một số trường hợp có thể tiến triển nhanh chóng thành bệnh lao. Hoặc sức khỏe suy yếu dẫn tới vi khuẩn lao đang “ngủ” trong cơ thể sản sinh và dẫn tới bệnh lao.

3. Phòng tránh sớm bệnh lao phổi bằng cách nào?

Để phòng ngừa và ngăn chặn lao phổi, người bệnh cần nâng cao ý thức ngăn chặn các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và điều trị bệnh ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường, cụ thể qua:

– Đeo khẩu trang, xịt khuẩn khi ở những nơi có môi trường không khí nhiều độc hại, ô nhiễm, nơi đông người…

– Rửa tay, chân sạch sẽ trước khi đưa lên mặt, mũi và miệng.

– Khi phát hiện đã tiếp xúc với người bệnh lao thì cần bình tĩnh xử lý và tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay nếu có biểu hiện bất thường.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lao phổi cần lưu ý phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Khí hư màu trắng đục không mùi là do đâu?

Khi nghi ngờ bản thân tiếp xúc với nguồn lây lao phổi, người bệnh cần thăm khám ngay với chuyên gia

– Tăng cường vệ sinh môi trường sống và nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng.

– Tạo môi trường sống trong những nơi có điều kiện thoáng gió.

Tóm lại, nếu nắm bắt sớm nguyên nhân gây bệnh lao phổi và những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi dẫn tới bệnh lao có thể giúp bản thân mỗi người có ý thức phòng tránh khi xung quanh có người bệnh lao và chăm sóc bệnh nhân một cách hợp lý nhất.

Đồng thời, để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn lao, mỗi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cơ thể phù hợp, hạn chế bệnh diễn biến nặng. Người bệnh lao nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý tình trạng bệnh sớm và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *