Viêm thanh quản là một hình thái tương đối phổ biến của bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Viêm thanh quản thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Để đẩy lùi viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh một cách hiệu quả, bên cạnh tuân thủ chỉ định điều trị của chuyên gia, bố mẹ cần lưu ý những gì? Đọc ngay bài viết về những lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản sau của Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản
1. Tổng quát về viêm thanh quản
1.1. Khái niệm
Bệnh lý viêm thanh quản được xác định là tồn tại khi thanh quản viêm, sưng, phù nề. Thanh quản bao gồm các dây thanh, hai nếp gấp của màng nhầy, co và sụn. Ở trạng thái bình thường, dây thanh đóng – mở nhịp nhàng, từ chuyển động của chúng, âm thanh được hình thành. Khi thanh quản viêm, dây thanh rơi vào trạng thái kích thích, âm thanh đi qua chúng biến dạng, kết quả là trẻ khàn tiếng hoặc mất tiếng
Viêm thanh quản thường biến mất trong 2 – 3 tuần. Lúc này, bệnh được xác định là viêm thanh quản cấp tính. Khi kéo dài hơn 3 tuần, bệnh được xác định là viêm thanh quản mạn tính.
Ngoài cấp tính – mạnh tính, viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh còn có thể được phân loại thành: Viêm dây thanh quản hạ thanh môn, viêm dây thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản giả bạch hầu, viêm dây thanh thiệt, viêm dây thanh quản bạch hầu.
Khi thanh quản viêm, sưng, phù nề, trẻ được xác định là bị viêm thanh quản
1.2. Nguyên nhân
1.2.1. Viêm thanh quản cấp tính
Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ sơ sinh có thể phát sinh do vi khuẩn, virus hoặc do bị lạm dụng, như trẻ la hét, khóc,… quá nhiều.
1.2.2. Viêm thanh quản mãn tính
Viêm thanh quản mãn tính ở trẻ sơ sinh thường khởi phát do thanh quản phải thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân tiêu cực từ môi trường. Cụ thể, những tác nhân tiêu cực này có thể là: Hóa chất, khói thuốc lá, acid trào ngược từ dạ dày, nấm,…
1.3. Dấu hiệu nhận biết
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột và diễn biến nặng trọng 5 – 7 ngày đầu, với các dấu hiệu nhận biết phổ biến là: Trẻ đau họng, yếu giọng, khàn giọng, mất giọng, nói hụt hơi, hắng giọng nhiều, họng vướng, khó nuốt.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, viêm thanh quản có thể xảy ra đồng thời với các bệnh lý viêm đường hô hấp. Khi đó, trẻ sẽ có những triệu chứng viêm đường hô hấp khác, như: Sốt, ho, chảy mũi, ngạt mũi, khó thở, thở khò khè,…
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ sốt xuất huyết
Sốt là một dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản
1.4. Biến chứng
Viêm thanh quản có thể biến chứng đến viêm phế quản và viêm phổi. Tuy nhiên, trường hợp viêm thanh quản biến chứng đến viêm phế quản và viêm phổi không nhiều. Mặc dù vậy, viêm thanh quản vẫn có thể gây hẹp đường thở, khiến trẻ mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn.
1.5. Chẩn đoán và điều trị
1.5.1. Chẩn đoán
Ngoài thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán xác định viêm thanh quản, trẻ phải thực hiện các thăm khám cận lâm sàng. Thăm khám cận lâm sàng viêm thanh quản quan trọng nhất là nội soi tai – mũi – họng.
1.5.2. Điều trị
Sau chẩn đoán xác định, trẻ viêm thanh quản có thể sẽ được chuyên gia chỉ định sử dụng một số thuốc sau: Thuốc Corticoid (thuốc kháng viêm, hạn chế sưng, phù nề), thuốc kháng sinh (được chỉ định khi viêm thanh quản hình thành do vi khuẩn), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,…
>>>>>Xem thêm: SAI LẦM khi điều trị táo bón ở trẻ em khiến bệnh nặng hơn
Cho trẻ thăm khám và điều trị với chuyên gia, khi dấu hiệu viêm thanh quản xuất hiện
Tuy nhiên, cách tốt nhất để điều trị viêm thanh quản là để cho thanh quản được nghỉ ngơi. Chính vì vậy, ngoài sử dụng thuốc, bố mẹ nên tuân thủ những lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản sau:
– Tạo không gian yên tĩnh: Tạo không gian để trẻ nghỉ ngơi là vô cùng cần thiết. Theo đó, bố mẹ cần tránh gây tiếng ồn để trẻ có những giấc ngủ sâu và không bị tỉnh giấc giữa chừng.
– Uống nước nóng: Cho trẻ uống nhiều nước rất tốt cho tình trạng viêm thanh quản của trẻ. Uống nhiều nước giúp cơ thể trẻ trao đổi chất tốt hơn, các cơ quan nội tạng của trẻ hoạt động tốt hơn. Một chú ý đó là bố mẹ nên cho trẻ uống nước ấm ở nhiệt độ vừa phải, không nóng quá, cũng không nguội quá. Để kiểm soát nhiệt độ của nước, hãy nhỏ vài giọt vào tay trước khi cho trẻ uống.
– Hạ sốt cho trẻ: Đối với viêm thanh quản ở trẻ sơ sinh bố mẹ nên chú ý đặc biệt đến việc hạ sốt cho trẻ. Để hạ sốt cho trẻ sơ sinh viêm thanh quản, ngoài thuốc, bố mẹ có thể chườm ấm trán, nách, bẹn,.. cho trẻ.
– Kiêng đồ ăn có tính nóng: Khi trẻ không may mắc viêm thanh quản, bố mẹ nên tránh không cho trẻ ăn đồ ăn cay nóng như là ớt, tiêu,…Chúng có thể tác động tiêu cực đến tình trạng viêm thanh quản ở trẻ, làm tăng nguy cơ viêm thanh quản biến chứng.
– Bổ sung chất dinh dưỡng: Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong quá trình điều trị viêm thanh quản là vô cùng cần thiết. Những thực phẩm tốt cho tình trạng viêm thanh quản của trẻ đó là rau xanh chứa nhiều vitamin A, C cùng với một số loại thịt. Bố mẹ có thể chế biến dưới dạng cháo, để trẻ dễ dàng sử dụng.
Phía trên là một số lưu ý cơ bản trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm thanh quản. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể bảo vệ trẻ an toàn trước bệnh lý viêm thanh quản. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.