Tổng hợp các loại thuốc trị lở miệng hiện nay

Lở miệng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, lở miệng có thể gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và nói chuyện. Bệnh thường biến mất sau khoảng từ 7 – 10 ngày nhưng cũng có những trường hợp không thể tự khỏi, lúc này sẽ cần đến sự can thiệp của các loại thuốc. Tham khảo bài viết dưới để biết một số loại thuốc trị lở miệng hiện nay.

Bạn đang đọc: Tổng hợp các loại thuốc trị lở miệng hiện nay

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của lở miệng

Lở miệng hay nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, thường xuất hiện ở mô mềm bên trong miệng như môi, má, nướu,… Vết nhiệt miệng thường có màu trắng, vàng và viền xung quanh màu đỏ, chúng có dạng hình oval hoặc tròn. Nhiệt miệng thường gây nên bởi những nguyên nhân:

Có thể liệt kê một số lý do gây nhiệt miệng như:

– Vô tình cắn vào má và gây nên những tổn thương.

– Thường xuyên sử dụng những đồ ăn cay nóng hoặc chứa nhiều gluten dễ gây tổn thương cho vùng miệng.

– Vô tình gây tổn thương trong lúc vệ sinh răng miệng.

– Cơ thể thiếu các loại vitamin B6, B2, C, acid folic hoặc kẽm.

– Phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai.

Ngoài ra, nhiệt miệng có thể gặp khi người bệnh mắc HIV/AIDS, rối loạn tự miễn dịch Celac, viêm loét đại tràng, viêm ruột thừa,…

Khi mắc lở miệng người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng cụ thể dưới đây:

– Xuất hiện một hoặc nhiều vết đốm nhỏ có thể phát triển thành vết lở, loét.

– Chúng thường xuất hiện ở vị trí mặt trong của má, môi, lưỡi, đáy nướu, mặt trên của miệng.

– Kích thước vết loét thường nhỏ dưới 1cm).

– Khi bắt đầu lành vết loét miệng có màu xám.

Tổng hợp các loại thuốc trị lở miệng hiện nay

Vô tình cắn vào má có thể gây nên lở miệng

2. Các loại thuốc trị lở miệng hiện nay

2.1. Bài thuốc trị lở miệng theo Đông y

Một số bài thuốc trị lở miệng trong Đông y như:

– Bài thuốc 1: Nấu 100g gạo tẻ thành cháo sau đó cho thêm 50g bột cát căn vào nấu chín. Sử dụng trong vòng 3 – 5 ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, nhuận táo và giúp nhiệt miệng mau lành.

– Bài thuốc 2: Chuẩn bị 150g bí ngô, 30g đậu đen, 25g hạt sen, 20g gạo nếp, 50g gạo tẻ cùng đường kính vừa đủ. Sau đó gọt bỏ bí ngô; rửa sạch hạt sen, đậu đen; đãi sạch gạo tẻ, gạo nếp rồi cho tất cả các nguyên liệu vào cùng 1 rồi hầm cho kỹ. Cuối cùng chỉ cần cho đường vào và một vài lát gừng thưởng thức. Món ăn này không những giúp thanh nhiệt, chống viêm, tâm phiền, ngủ không ngon và điều trị nhiệt miệng.

– Bài thuốc 3: Sử dụng 10g hoàng liên, 10g hoàng bá, 20g cỏ mực, 20 rau má, 16g cam thảo, 12g sài hồ, 12g thục địa, 10g trúc diệp. Sắc một thang thuốc mỗi ngày và chia uống làm 3 lần. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, chống viêm, hạn chế những nốt loét ở đầu lưỡi,… cực kỳ phù hợp với người bị lở miệng.

Tìm hiểu thêm: Viêm họng mãn tính uống thuốc gì để mang lại hiệu quả tốt?

Tổng hợp các loại thuốc trị lở miệng hiện nay

Có rất nhiều bài thuốc Đông y giúp điều trị lở miệng hiệu quả

2.2. Thuốc trị lở miệng theo Tây y

Bên cạnh những bài thuốc Đông y thì hiện nay các loại thuốc Tây y cũng được nhiều người quan tâm và sử dụng. Thông thường những loại thuốc Tây y sau sẽ được ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiệt miệng:

– Thuốc bôi dạng gel: Thuốc bôi dạng gel chứa các thành phần giúp chống viêm, kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc hiệu quả. Dạng thuốc này được sử dụng khá rộng rãi bởi tác dụng tức thì của chúng lên bề mặt vùng viêm, nhiệt. Sau khi sử dụng người bệnh sẽ có cảm giác dịu, ít đau rát và sưng do nhiệt miệng gây nên.

– Thuốc bôi dạng kem: Thuốc bôi dạng kem có thành phần chứa một lượng chất lỏng đáng kể giúp thuốc thấm vào bề mặt của niêm mạc tổn thương một cách dễ dàng hơn. Cả thuốc dạng kem và thuốc dạng del đều sử dụng cơ chế tác động phù hợp giúp điều trị các bệnh lý trong môi trường ẩm ướt, da dầu hay bề mặt da có lông. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc sau ăn, uống tùy thuộc vào độ đậm đặc cũng như khả năng thẩm thấu của sản phẩm.

– Thuốc bôi dạng bột: Dạng thuốc này chủ yếu có thành phần từ bột thảo mộc hoặc khoáng chất. Chúng có tác dụng làm mát da, giảm viêm và chống xung huyết hiệu quả. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc trị lở miệng dạng bột trong những trường hợp nhiệt miệng do nhiễm khuẩn hoặc kích ứng gây tiết enzyme quá mức. Thuốc dạng bột sẽ giúp cân bằng độ ẩm trong niêm mạc để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Tổng hợp các loại thuốc trị lở miệng hiện nay

>>>>>Xem thêm: Viêm xoang cấp là gì? Điều trị viêm xoang cấp bằng cách nào?

Thuốc dạng bột có tác dụng làm mát da, giảm viêm và chống xung huyết hiệu quả.

3. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh bệnh lở miệng

Để phòng tránh lở miệng bạn nên bổ sung các loại hoa quả giàu Vitamin C như bưởi, quýt, chanh, cam,… đặc biệt là ớt chuông. Trong trường hợp thiếu Vitamic C sẽ khiến cho các vết loét khó lành hơn.

Bên cạnh đó, những thực phẩm như cá biển, thịt gia cầm,… là chất đạm cần thiết giúp ức chế quá trình tiến triển của siêu vi. Bạn cần bổ sung những thực phẩm này để hạn chế tình trạng lở miệng.

Ngoài ra, những thực phẩm có chứa kẽm trong gan bò, hạt bí hay hàu sẽ giúp cho việc kháng bệnh trở nên tốt hơn. Bạn cũng cần sử dụng nước trà xanh để súc miệng hàng ngày bởi trà xanh có chứa các hoạt chất kháng oxy hóa giúp rút ngắn thời gian phát tán của siêu vi.

Song song với đó, bạn cần chú ý:

– Không sử dụng nước chứa các chất kích thích như rượu bia hay cà phê,..

– Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ.

– Tăng cường sử dụng những thực phẩm có tính mát gan, giải nhiệt, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

– Cung cấp đủ lượng nước (từ 1,5 – 2 lít/ ngày) cho cơ thể.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Như vậy, có rất nhiều các loại thuốc giúp điều trị nhiệt miệng. Mỗi loại sẽ có những cơ chế tác động riêng để điều trị bệnh. Do đó, để lựa chọn được loại thuốc phù hợp với mình bạn cần tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và kê đơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *