Khám phá con đường lây bệnh lao phổi cần biết và phòng tránh

Vi khuẩn lao có thể từ đường máu, hạch bạch huyết di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là hạch bạch huyết, gan, thận, xương… và gây bệnh lao ở cơ quan đó. Để phòng bệnh, người bệnh cần tiêm vắc xin từ năm đầu chào đời. Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm nên có thể lây qua đường không khí và lây truyền cho người khác nên cần nắm bắt các con đường lây bệnh lao phổi để phòng ngừa.

Bạn đang đọc: Khám phá con đường lây bệnh lao phổi cần biết và phòng tránh

1. Khái quát chung điều cần biết về bệnh lao phổi

1.1 Lao phổi và yếu tố nguy cơ, biểu hiện của bệnh

Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium gây nên và người bệnh phơi nhiễm với virus khi nhiễm trùng hay tiếp xúc với người mắc bệnh. Khi vi trùng lao xâm nhập vào phổi sẽ gây nên bệnh lao phổi.

Các bộ phận của cơ thể đều có thể mắc bệnh lao(màng phổi, hạch bạch huyết, xương khớp, màng bụng, màng não…) nhưng lao phổi được xem là bệnh lý phổ biến chiếm đến 85% ca bệnh.

Bất kì ai đều có thể mắc phải bệnh lao phổi tuy nhiên nguy cơ cao sẽ đến từ người bệnh có tình trạng:

– Suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể(nhiễm HIV, ung thư…)

– Tiếp xúc trực tiếp với những nguồn lây bệnh lao phổi

– Mắc những bệnh lý về loét dạ dày tá tràng, suy thận, đái tháo đường… mạn tính

– Sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, ma túy, thuốc lá…

– Dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh lao phổi bao gồm:

– Ho kéo dài trên 3 tuần với tình trạng: ho khan, ho ra máu, ho có đờm…

– Khó thở hay cảm giác đau thắt ngực, tiếng thở khò khè

– Sốt nhẹ hoặc đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi

Khám phá con đường lây bệnh lao phổi cần biết và phòng tránh

Sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu bệnh lao phổi

– Cơ thể đuối sức, chán ăn, gầy yếu…

Có thể có những triệu chứng khác nhau tùy theo tình trạng và cơ địa của mỗi bệnh nhân tuy nhiên khi thấy một trong số các dấu hiệu trên kéo dài thì người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm.

1.2 Bệnh lao phổi có chữa khỏi hoàn toàn được không? – Giải đáp

Bệnh lao phổi hiện nay đã có thể điều tri khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm và điều trị với đúng liệu trình. Để chữa khỏi bệnh, mỗi bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khoa học, dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ và không tùy ý điều trị với các phương pháp khác.

Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tăng cường đề kháng tự nhiên của cơ thể để chống lại những tác nhân gây bệnh. Để tránh tái phát, người bệnh cũng nên khám lại định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

2. Bệnh lao phổi và điều cần biết về việc lây nhiễm bệnh

2.1 Đánh giá về con đường lây truyền bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi chủ yếu là lây từ người bệnh đến người khỏe mạnh bởi những hoạt động hô hấp như ho, khạc, hắt hơi… Virus sẽ theo đường này ra ngoài và trở thành những hạt bụi nhỏ bám vào người khỏe mạnh và nếu không may hít phải sẽ ủ bệnh và hình thành lao phổi.

Nếu cơ địa kém hoặc đề kháng kém, chỉ cần hít hay tiếp xúc với vi khuẩn lao đã có thể mắc bệnh. Một người bệnh có thể lây truyền cho đến 10-15 người khỏe mạnh.

Bác sĩ cho biết những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để bệnh lao phổi lây nhiễm gồm: suy dinh dưỡng, mắc bệnh mạn tính, nghiện chất kích thích, uống thuốc không theo chỉ định hay mắc bệnh HIV. Khi tiếp xúc với người bệnh hay vi khuẩn lây bệnh sẽ dễ lây nhiễm hơn người bình thường.

2.2 Những con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh lao phổi

– Lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp: Đây là con đường nhanh và gần nhất để lây từ người này sang người khác. Qua trò chuyện và tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt khi ho, hắt hơi, khạc, xì mũi… có thể dẫn tới lây nhiễm bệnh. Vi khuẩn lao phổi có thể phát tán trong môi trường và xâm nhập lây nhiễm cho người khác.

Tìm hiểu thêm: Điều trị áp xe phổi ngăn chặn biến chứng

Khám phá con đường lây bệnh lao phổi cần biết và phòng tránh

Bệnh lao phổi có thể lây truyền qua nhiều con đường

– Lây nhiễm qua đường cọ xát: Nếu người bình thường tiếp xúc với vết trầy xước và vết thương với người bệnh thì có thể truyền virus lao phổi qua đường máu nên cần hạn chế tiếp xúc với người bệnh khi có vết thương.

– Lây qua con đường sinh hoạt: Sinh hoạt với người bệnh lao phổi như dùng chung dụng cụ sinh hoạt là con đường lây nhiễm phổ biến. Nếu chung sống với người lao phổi, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm nếu không may bị lây.

– Lây từ mẹ truyền sang con: Không phải 100% các trường hợp trẻ có mẹ lao phổi đều bị bệnh, nếu mẹ bị lao phổi cần theo dõi và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ truyền nhiễm cho con mình.

– Lây qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục, đặc biệt là hành động trao đổi tuyến nước bọt qua hôn sâu có thể dẫn tới lây nhiễm bệnh lao phổi cho đối tác của mình.

3. Phòng ngừa lây truyền bệnh lao phổi từ người này qua người khác thế nào?

Để ngăn chặn lây bệnh lao phổi, mỗi người cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh và có ý thức phòng ngừa, ngăn chặn lao phổi xâm nhập vào cơ thể thông qua:

– Tăng cường rèn luyện sức khỏe nâng cao đề kháng, ăn uống đủ chất và không thức khuya, căng thẳng kéo dài

– Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí, tránh ô nhiễm

– Đeo khẩu trang; khi ho, hắt hơi cần che miệng; khác đờm đúng nơi và cần hủy những dụng cụ có nguy cơ lây nhiễm cho người khác

Khám phá con đường lây bệnh lao phổi cần biết và phòng tránh

>>>>>Xem thêm: Ho ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Luôn đeo khẩu trang để ngăn chặn những con đường lây bệnh truyền nhiễm

– Tận dụng nguồn ánh nắng mặt trời để vệ sinh nơi ở và vật dụng của người bệnh

– Xây dựng nơi sống có điều kiện thông gió tốt để lưu thông không khí, giảm nồng độ hạt chứa vi khuẩn lao ở không khí.

Bệnh lao phổi có thể lây lan rất nhanh thông qua những con đường đơn giản do đó tỷ lệ mắc bệnh lao trong thời gian gần đây cũng tăng nhanh đáng kể. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần biết cách để phòng ngừa, điều trị và ngăn chặn lây nhiễm cho những người xung quanh.

Hi vọng những thông tin về con đường lây bệnh lao phổi trên đây có thể giúp bạn phòng ngừa virus xâm nhập vào cơ thể, đồng thời bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ lao phổi nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *