Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về phương pháp này thường thắc mắc “có nên bọc răng sứ không?”
Bạn đang đọc: Có nên bọc răng sứ không? Bọc răng sứ được làm thế nào?
1. Bọc răng sứ là phương pháp gì?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được thực hiện bằng cách mài cùi răng thật và chụp mão răng sứ có màu sắc tự nhiên giống răng thật lên. Hiện nay, tại các cơ sở nha khoa uy tín thường sử dụng các loại mão răng sứ chất lượng được nhập khẩu từ nước ngoài như răng sứ Katana (Nhật), Cercon (Đức), Emax (Đức). Nacera (Đức)….
“Có nên bọc răng sứ không” là thắc mắc được nhiều người quan tâm
2. Đối tượng bọc răng sứ
Bọc răng sứ không yêu cầu về độ tuổi, chỉ cần bạn đã mọc đủ răng vĩnh viễn là có thể thực hiện phương pháp này. Nếu thực hiện bọc răng sứ khi đang thay răng sẽ gây ra các hiện tượng như tổn thương tủy, tuổi thọ răng bị ảnh hưởng, viêm lợi. Các trường hợp thực hiện bọc sứ có thể kể đến như:
– Răng gặp các khuyết điểm như hô, móm, sai khớp cắn….
– Màu răng bị xỉn, ngả vàng, đã từng thực hiện phương pháp tẩy trắng trước đây nhưng không hiệu quả.
– Các răng không đồng đều về kích thước với nhau.
– Răng có bị sứt mẻ, gãy, vỡ….
3. Ưu và nhược điểm của phương pháp bọc răng sứ
3.1 Ưu điểm
– Mang đến tính thẩm mỹ cao: Thay vì tự ti ti, ngại cười và giao tiếp vì khuyết điểm của răng, bạn sẽ rạng rỡ với chiếc răng sứ được thay thế có màu sắc, hình dáng tương tự răng thật và sở hữu hàm răng thẳng đều, trắng sáng.
– Đảm bảo được khả năng ăn nhai như bình thường: Răng sứ có độ cứng gấp 7 – 8 lần răng thật nên sau khi bọc răng sứ xong bệnh nhân vẫn có thể ăn nhai như bình thường mà không có ảnh hưởng gì.
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, đơn giản: Quá trình bọc răng sứ thường diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày. Khoảng thời gian này đã bao gồm cả quy trình từ thăm khám, mài răng, lấy dấu răng, chế tạo mão răng sứ và bọc.
– Duy trì được kết quả lâu bền: Răng sứ tại các cơ sở nha khoa uy tín có độ bền cao, thường từ 10 – 15 năm. Hơn nữa ở các cơ sở nha khoa này còn cấp giấy bảo hành để người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng.
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp về tình trạng đau xương khớp ở người già
Nếu thực hiện bọc răng sứ tại các cơ sở nha khoa uy tín, răng sứ sẽ có độ bền khoảng 10 – 15 năm và khách hàng được cấp giấy bảo hành chất lượng
3.2 Nhược điểm
– Cần phải mài răng thật: Việc bọc răng sứ đòi hỏi cần phải mài đi một lớp răng thật. Tỷ lệ mài phải được tính toán vô cùng cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến ngà răng. Chính vì vậy, nếu bạn thực hiện bọc răng ở các cơ sở nha khoa kém chất lượng sẽ dẫn đến răng bị mài mòn quá nhiều, dần lung lay, mão răng sứ lỏng lẻo và rơi khỏi hàm.
– Đòi hỏi tay nghề cao: Bọc răng sứ là một kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi nha sĩ phải thực hiện từng bước kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ thăm khám, mài răng, bọc răng cho đến hướng dẫn chi tiết cho người bệnh. Chính vì vậy, trước khi bọc răng sứ, hãy xem xét cơ sở y tế đó từ thương hiệu, đội ngũ bác sĩ cho đến hệ thống trang thiết bị máy móc sử dụng.
4. Bọc răng sứ được làm như thế nào?
4.1 Thăm khám tổng quát
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cho bệnh nhân để kiểm tra xem bệnh nhân có bệnh lý răng miệng nào không, có phù hợp bọc răng sứ không, mức độ hư hại răng như thế nào. Đây là bước vô cùng quan trọng không thể bỏ qua để giúp cho người bệnh được đánh giá chính xác tình trạng răng và có phương án bọc răng sứ phù hợp.
4.2 Mài răng thật
Nếu bệnh nhân có bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị dứt điểm trước khi bọc răng sứ. Còn nếu thấy tình trạng răng không có bất thường gì, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng thật. Tỷ lệ men răng cần mài của bệnh nhân và thực hiện đúng chuẩn để không ảnh hưởng đến răng thật của bệnh nhân.
4.3 Lấy dấu răng, gắn mão sứ tạm thời
Để lấy được dấu hàm của người bệnh, bác sĩ sẽ dùng một loại silicone chuyên dụng. Sau đó sẽ lấy dấu khớp cắn hai hàm và gửi đến phòng labo để sản xuất răng sứ. Sau đó, để quá trình ăn nhai và tính thẩm mỹ không bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ gắn mão răng tạm thời.
4.4 Lắp mão răng sứ
Sau khi răng sứ đã sản xuất xong và được phòng labo gửi về, bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử lên, điều chỉnh xem có vừa vặn hay bệnh nhân có cảm thấy khó chịu không. Nếu có bất thường, mão răng sứ sẽ được gửi lại phòng labo để sửa lại hoặc thay mới còn nếu vừa vặn thì sẽ được gắn ổn định cho bệnh nhân.
4.5 Tái khám răng định kỳ
Thông thường, để đảm bảo răng miệng được khỏe mạnh, bạn cần khám răng định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần. Việc tái khám này không chỉ giúp bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát mà còn kiểm tra lại tình trạng của răng sứ xem có ổn định hay không.
>>>>>Xem thêm: Dành cho ai muốn biết bọc răng sứ giá bao nhiêu
Thăm khám định kỳ không chỉ giúp bác sĩ kiểm tra răng miệng tổng quát mà còn xem tình trạng răng sứ xem có ổn định không
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết để giải đáp cho thắc mắc “có nên bọc răng sứ không”. Nếu muốn tìm hiểu về phương pháp này, hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ tư vấn và thăm khám nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.