1001 kiến thức cần biết về viêm xoang mũi dị ứng

Viêm xoang mũi dị ứng là bệnh gì, có khác biệt nào với bệnh viêm xoang hay bệnh viêm mũi không, bệnh này có những cách điều trị nào…. Hãy cùng chúng tôi giải đáp tất cả những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: 1001 kiến thức cần biết về viêm xoang mũi dị ứng

1. Phân biệt các loại viêm mũi

Các dạng viêm mũi thực chất đều là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong hốc mũi. Tình trạng này sẽ gây ra những triệu chứng chung như chảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi. Việc đặt tên các loại viêm mũi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện đặc trưng của bệnh. Các dạng viêm mũi thường gặp bao gồm: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi thông thường.

1.1. Viêm mũi thông thường

Đây là bệnh rất thường gặp, chúng ta vẫn hay gọi là sổ mũi do cảm lạnh. Tên chính xác bệnh viêm mũi thông thường là “nhiễm siêu vi đường hô hấp trên”. Có hơn 200 loại siêu vi có thể gây ra viêm mũi, do đó từ nhỏ tới lớn chúng ta sẽ bị cảm lạnh rất nhiều lần trong cuộc đời.

Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Bệnh có thể khiến bạn bị đau họng, cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau đầu, đau mắt và chảy nước mắt.

1.2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng còn được nhiều người gọi là viêm xoang mũi dị ứng. Thực chất khoang mũi được cấu tạo bởi nhiều hốc xoang thông nhau, do đó viêm mũi vẫn về bản chất chính là viêm xoang mũi. Viêm mũi dị ứng được chia làm hai loại:  có chu kỳ và loại không có chu kỳ.

Viêm mũi dị ứng có chu kỳ đa phần xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với những nguyên nhân gây kích ứng có chu kỳ như thời tiết, phấn hoa (các loại hoa theo mua), lông động vật (một số loại thay lông hoặc di trú theo mùa)… 

Khi bị bệnh, bạn sẽ thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Nước mũi chảy có màu trong suốt, không đục hoặc có màu vàng, xanh như khi bị viêm múi do cảm lạnh. Bạn cũng có thể thấy ngứa họng, đôi khi là đau họng. Người bệnh có thể cảm thấy khó chịu khi có nhưng triệu chứng nói trên chứ không có giảm giác mệt mỏi. 

Đối với viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, các triệu chứng cũng giống như loại có chu kỳ. Điểm khác biệt ở chỗ, bệnh xuất hiện thường xuyên hơn bởi các tác nhân gây kích ứng không có tính chu kỳ, ví dụ như khói bụi, lông động vật, thực phẩm…

1001 kiến thức cần biết về viêm xoang mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng do nhiều nguyên nhân gây nên

1. 3. Viêm mũi xoang

Viêm mũi xoang còn được gọi là viêm xoang, nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn. Ngoài ra, có một số yếu tố có thể làm tăng của viêm mũi xoang đó là: hút thuốc lá, độ tuổi (người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang cao hơn), hen suyễn, bệnh lý răng miệng, khả năng miễn dịch kém… 

Triệu chứng của bệnh bao gồm chảy nước mũi, nghẹt mũi, suy giảm khả năng ngửi và nhức nặng mặt. Nguyên nhân là do niêm mạc mũi bị viêm, khiến các dịch tiết trong mũi đổ về các hốc xoang, gây tắc nghẽn và tạo áp lực lên xoang mũi. 

2. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm xoang mũi dị ứng

Các bệnh lý viêm mũi có triệu chứng khá tương đồng, do đó người bệnh rất dễ nhầm lẫn và khiến việc điều trị không hiệu quả. Do đó, bạn cần đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tai mũi họng. Với các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn, bác sĩ sẽ phân biệt và xác định rõ dạng viêm mũi bạn mắc phải là gì. 

Các phương pháp phổ biến trong chẩn đoán bệnh viêm mũi bao gồm:

– Khai thác tiền sử bệnh: Với những người có tiền sự mắc viêm mũi dị ứng thì đây là cách nhanh nhất để xác định bệnh.

– Khám lâm sàng: Thông qua quan sát, sờ nắn, bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá mức độ viêm mũi của người bệnh.

– Nội soi: Đây là phương pháp khá phổ biến để quan sát được hình ảnh của khoang mũi. Đặc biệt, phương pháp này rất hiệu quả để phát hiện bệnh viêm xoang mũi.

– Chụp CT, X-quang: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát được cấu trúc mũi, xác định nguyên nhân gây viêm mũi ngoài tác nhân virus, vi khuẩn.

– Xét nghiệm dị ứng: Nếu nghi ngờ bệnh viêm xoang của bạn bị kích hoạt bởi tác nhân dị ứng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện bài kiểm tra dị ứng qua da.

– Xét nghiệm mô mũi: Kỹ thuật này ít khi được áp dụng. Tuy nhiên, với những trường hợp không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, bạn cần phải lấy mẫu mô từ mũi và xoang để xét nghiệm nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Lệch vách ngăn mũi có nguy hiểm không và cách khắc phục

1001 kiến thức cần biết về viêm xoang mũi dị ứng

Có nhiều phương pháp giúp chẩn đoán viêm mũi dị ứng

3. Điều trị viêm xoang mũi do dị ứng

Việc điều trị viêm mũi dị ứng không phức tạp nhưng để điều trị hiệu quả, chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như áp dụng thuốc điều trị phù hợp. Do đó, bạn nên tìm tới các cơ sở y tế để có được chỉ định tốt nhất.

3.1. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm xoang mũi dị ứng 

Để việc điều trị có hiệu quả, người bệnh cần nhận biết và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là mạt bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc… Bạn nên áp dụng một số biện pháp dưới đây để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh:

– Thường xuyên mang khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi dọn dẹp vệ sinh.

– Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.

– Sử dụng máy lọc không khí trong nhà.

– Hạn chế đi tới những nơi có nhiều yếu tố kích thích như vườn hoa, nhà kho bụi bặm, khu vực ẩm mốc…

– Không tiếp xúc các loại thú nuôi có thể gây dị ứng.

1001 kiến thức cần biết về viêm xoang mũi dị ứng

>>>>>Xem thêm: Biểu hiện bệnh viêm tai ngoài bạn cần biết

Đeo khẩu trang khi ra ngoài giúp giảm mức độ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng mũi

3.2. Thuốc điều trị viêm xoang mũi dị ứng

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị phổ biến với bệnh viêm mũi dị ứng. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống, thuốc xịt hoặc thuốc tiêm cho người bệnh. Các loại thuốc này thường có chung cơ thế là giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh như nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi…

Việc sử dụng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng nhất định phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bởi có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng quá liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ đối với người bệnh.

Viêm mũi dị ứng hiện tại vẫn chưa có cách điều trị đặc hiệu. Do đó, để ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả, bạn nên tìm hiểu kỹ cơ chế gây bệnh, nhận thức rõ tác nhân dị ứng và sử dụng các biện pháp hạn chế nguy cơ tiếp xúc với tác nhân kích ứng. Khi có những dấu hiệu của bệnh, hãy tới các cơ sở y tế để được chăm sóc chuyên khoa, tránh để bệnh tiến triển thành viêm xoang mũi với nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *