Quy định khám sức khỏe định kỳ dành cho người lao động dựa trên rất nhiều văn bản pháp luật như Luật Lao động, Thông tư số 14/2013/TT-BYT, Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH… Nội dung quy định đề cập đầy đủ những vấn đề về việc thực hiện khám sức khỏe đối với người lao động và người sử dụng lao động… Trong đó, dưới đây là 4 điểm quan trọng nhất về hoạt động khám sức khỏe định kỳ mà bạn cần biết.
Bạn đang đọc: 4 điểm quan trọng trong quy định khám sức khỏe định kỳ
1. Tần suất thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Chúng ta vẫn thường hiểu việc thực hiện khám sức khỏe cho nhân viên chỉ thực hiện 1 lần/năm. Tuy nhiên, cách hiểu này không thực sự đúng theo quy định của pháp luật.
1.1. Quy định khám sức khỏe định kỳ đối với người sử dụng lao động
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe cho tất cả lao động mỗi năm một lần. Đối tượng người lao động được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ bao gồm nhân viên chính thức, người học nghề và tập nghề.
Bên cạnh đó, có những đối tượng người lao động sẽ được hưởng chế độ khám định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Cụ thể:
– Người lao động đảm nhận các công việc nặng nhọc, môi trường làm việc có tính chất độc hại hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại.
– Người lao động chưa đủ 18 tuổi.
– Người lao động lớn tuổi (trên 60 tuổi với nam và trên 55 tuổi đối với nữ).
– Người lao động là đối tượng người khuyết tật.
Người lao động được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm
1.2. Quy định những công việc nặng nhọc, độc hại
Danh mục các nghề nghiệp nặng nhọc, độc hại được quy định cụ thể tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH gồm một số lĩnh vực dưới đây. Trong từng lĩnh vực, sẽ có một số vị trí công việc cụ thể được quy định là có tính chất công việc nặng nhọc, độc hại.
– Khai tháng khoáng sản
– Cơ khí, luyện kim
– Hóa chất
– Vận tải
– Xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi
– Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
– Da giày, dệt may
– Nông nghiệp và Lâm nghiệp (trồng trọt, khai thác, chế biến nông – lâm nghiệp…)
– Dự trữ quốc gia
– Thủy lợi
– Địa chất
– Xây dựng (xây lắp)
– Vệ sinh môi trường
– Sản xuất thuốc lá
– …
2. Quy định khám sức khỏe định kỳ về các danh mục khám bắt buộc
Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT, các danh mục khám bắt buộc khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bao gồm:
– Thông tin y tế: Họ tên, năm sinh, quá trình làm việc, tiền sử bệnh của gia đình và cá nhân, tiền sử bệnh nghề nghiệp…
– Khám thể lực: Chiều cao, cân nặng, mạch, huyết áp, chỉ số BM
– Khám lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, sản – phụ khoa, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu.
– Xét nghiệm huyết học, sinh hóa, X-quang và các xét nghiệm thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Đây là những danh mục khám cơ bản, áp dụng với đa số người lao động khi khám sức khỏe định kỳ. Trong trường hợp, doanh nghiệp là đơn vị đặc thù, có bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành riêng thì việc khám sức khỏe doanh nghiệp sẽ thực hiện theo nội dung khám sức khỏe của chuyên ngành đó.
Tìm hiểu thêm: Giúp bạn tìm hiểu quy định về khám sức khỏe công ty
Một số ngành đặc thù có tiêu chuẩn khám sức khỏe riêng
3. Quy định về chi phí khám sức khỏe định kỳ của người lao động
Theo quy định pháp luật, toàn bộ chi phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ sẽ do người sử dụng lao động chi trả. Số tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho hoạt động này sẽ được hạch toán vào chi phí giảm trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Do đó, các doanh nghiệp ở Việt Nam có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên và phải trả toàn bộ số kinh phí cho hoạt động khám sức khỏe định kỳ. Số chi tiêu này sau sẽ được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
Như vậy, khi tham gia khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ, người lao động không phải chịu bất kỳ một chi phí nào. Đây là quyền lợi được hoàn toàn miễn phí và chính đáng dành cho người lao động.
4. Quy định thủ tục khám sức khỏe doanh nghiệp
4.1. Quy trình thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp
Khi tiến hành khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm những giấy tờ sau:
– Sổ khám sức khỏe định kỳ (sử dụng mẫu ban hành kèm Thông tư số 14/2013/TT-BYT hoặc mẫu giấy khám sức khỏe chuyên ngành).
– Nếu người lao động khám sức khỏe riêng lẻ thì phải có giấy giới thiệu của doanh nghiệp. Nếu người lao động khám tập trung theo đợt, người lao động phải có tên trong danh sách nhân sự được khám sức khỏe định kỳ do doanh nghiệp xác nhận.
Cơ sở khám sức khỏe tiến hành thăm khám cho người lao động theo cam kết với doanh nghiệp và quy định pháp luật. Sau khi khám, người sử dụng lao động có thể tự thông báo hoặc ủy quyền cho cơ sở y tế thông báo kết quả cho người lao động.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân bị chấn thương phần mềm ở chân và cách điều trị
Người sử dụng lao động có thể thông báo kết quả khám sức khỏe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ sở y tế
4.2. Quy định khám sức khỏe định kỳ về việc lưu trữ hồ sơ sức khỏe
Kết quả và đánh giá sức khỏe của người lao động sau khi hoàn thành quy trình thăm khám sẽ được ghi đầy đủ, cụ thể vào hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của mỗi người. Sau khi khám sức khỏe cho người lao động, sổ khám sức khỏe định kỳ sẽ chuyển cho người lao động hoặc người sử dụng lao động theo như hợp đồng đã thỏa thuận với doanh nghiệp.
Tất cả hồ sơ khám sức khỏe định kỳ sẽ do người sử dụng lao động quản lý trong suốt quá trình người lao động làm việc tại công ty. Trong một số công việc đặc thù, ngay cả khi người lao động không còn làm việc nhưng vẫn trong khoảng thời gian đảm bảo của bệnh nghề nghiệp thì bạn vẫn được tham gia khám sức khỏe định kỳ. Và doanh nghiệp vẫn phải lưu trữ hồ sơ sức khỏe của người lao động trong trường hợp này. Thời gian đảm bảo của mỗi lĩnh vực được quy định trong Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là một việc làm ý nghĩa, mang lại nhiều lợi ích cho người lao động và người sử dụng lao động. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định cơ bản nhưng rất quan trọng về việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.