Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Các thực phẩm cần tránh 

Viêm xoang mũi là một trong những bệnh lý phổ biến về đường hô hấp trên. Tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái. Nếu không kịp thời can thiệp y tế, không có chế độ ăn uống cẩn thận khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn và dai dẳng. Vậy bệnh viêm xoang mũi không nên ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ quá trình chữa bệnh tốt nhất?

Bạn đang đọc: Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Các thực phẩm cần tránh 

1. Những thực phẩm không nên ăn khi bị viêm xoang mũi

1.1 Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Sữa và ăn những thực phẩm từ sữa

Sữa là một thực phẩm được biết đến giàu chất dinh dưỡng, có chứa một lượng lớn protein và các khoáng chất như vitamin D, canxi rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị viêm xoang mũi thì tuyệt đối không nên uống sữa và tiêu thụ các những loại thực phẩm được chế biến từ sữa như phô mai, sữa chua,… Bởi vì theo các bác sĩ chuyên khoa việc dùng quá nhiều sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ gây tắc nghẽn đường mũi, làm ứ đọng dịch nhầy mủ gây tình trạng bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Các thực phẩm cần tránh 

Viêm xoang mũi thì không nên ăn gì? nên kiêng sữa và những thực phẩm từ sữa

1.2 Thực phẩm cay nóng

Những loại thực phẩm có tính cay nóng sẽ không tốt cho bệnh nhân bị viêm xoang mũi. Bởi vì các loại thực phẩm này có khả năng kích thích vùng niêm mạc mũi, niêm mạc xoang và các hốc xoang trở nên bị viêm nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, những thực phẩm nàycó khả năng làm lượng dịch mủ trong mũi không thể tiết ra ngoài, gây ứ đọng tại các hốc xoang khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

1.3 Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Những loại thực phẩm được chế biến chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ nướng sẽ rất nguy hại cho những bệnh nhân bị viêm xoang mũi. Bởi các hoạt chất có trong thực phẩm dầu mỡ sẽ kích thích tiết dịch nhầy mủ của niêm mạc xoang mũi gây ứ đọng và tắc nghẽn đường thở bệnh nhân trong một thời gian dài.

1.4 Các loại thịt ảnh hưởng đến bệnh xoang mũi

Đa số thịt tươi được sử dụng trong bữa cơm hàng ngày, nhưng không phải loại thịt nào cũng phù hợp với người bị viêm xoang mũi. Dưới đây là các loại thịt nên kiêng khi mắc viêm xoang mũi là:

– Thịt vịt: tính hàn lạnh, có thể gây sưng tấy, khó lành, bệnh viêm xoang mũi sẽ càng nghiêm trọng hơn.

– Thịt bò: là thực phẩm dễ gây dị ứng được khuyến cáo không nên dùng cho người bệnh viêm xoang mũi.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật amidan

Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Các thực phẩm cần tránh 

Các loại thịt như thịt vịt, thịt bò đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bị xoang mũi

1.5 Không nên sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe… đều không tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bị viêm xoang mũi. Bởi những thực phẩm này có khả năng làm ức chế hệ thần kinh đồng thời tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển và lây lan sang những vùng lân cận tạo nên các biến chứng không mong muốn.

1.6 Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Thực phẩm lạnh

Ai cũng biết những đồ ăn, thức uống lạnh như nước đá, kem,… đều là “khắc tinh” của người bị viêm xoang mũi. Đồ lạnh là tác nhân gây thay đổi nhiệt độ đột ngột trong cơ thể, đồng thời kích thích vi khuẩn ở vòm họng, khoang mũi phát triển, khiến bệnh viêm xoang mũi chuyển biến tồi tệ hơn.

2. Những thực phẩm nên ăn cho người bị viêm xoang

Để giảm nhanh tình trạng bệnh, ngoài thực phẩm nên tránh thì cũng phải bổ sung những loại thực phẩm tốt cho cơ thể, hỗ trợ quá trình điều trị viêm xoang mũi:

2.1 Thực phẩm giàu kẽm

Các loại tôm, cua, nghêu, sò…có khả năng làm giảm viêm nhiễm tại vùng mũi, niêm mạc xoang và các hốc xoang một cách nhanh chóng. Đồng thời giúp làm giảm tình trạng sưng to, đỏ ửng và các cơn đau nhức do viêm xoang gây nên.

Bên cạnh đó chất béo 3-Omega có trong các loại cá biển (cá hồi, cá mồi, cá nục…) cũng tốt cho bệnh nhân viêm xoang. Bởi vì loại chất dinh dưỡng này sẽ có khả năng giúp thúc đẩy quá trình phản ứng viêm tấy ở những khu vực trên đường hô hấp.

2.2 Thực phẩm giàu vitamin C

Các loại trái cây như ổi, cam, bưởi, chanh có tác dụng giúp làm loãng dịch nhầy mủ ở mũi và giúp hỗ trợ quá trình tăng nhanh sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cực hiệu quả.

Ngoài ra còn bổ sung thêm rau củ quả đặc biệt là củ cải giúp chống tắc nghẽn trong các hốc xoang, chống nghẹt mũi và giảm những cơn đau đầu do viêm xoang gây ra. Theo đông y, củ cải có tác dụng như một phương thuốc tự nhiên với công dụng thông mũi, chống virus và kháng khuẩn.

Viêm xoang mũi không nên ăn gì? Các thực phẩm cần tránh 

>>>>>Xem thêm: Khắc phục viêm xoang dị ứng thời tiết thế nào?

Thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng giúp làm loãng dịch nhầy mủ ở mũi và giúp hỗ trợ quá trình tăng nhanh sức đề kháng

2.3 Thực phẩm có khả năng kháng khuẩn

Thực phẩm có khả năng kháng khuẩn tiêu biểu nhất là gừng. Chứa nhiều chất chống oxy hóa, gừng được sử dụng như là một phương thuốc kháng histamine tự nhiên. Nhờ đó, có thể giảm sưng đau, giảm sung huyết hiệu quả. Trà gừng pha với chanh, mật ong rất tốt cho những người bệnh viêm xoang mũi. Từ xa xưa, gừng đã được dùng với công dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh dễ dẫn đến viêm xoang như cảm cúm, viêm mũi. Bên cạnh đó, người bệnh xoang mũi cũng được khuyên sử dụng tỏi để cải thiện triệu chứng viêm xoang, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, kháng virus. Những bài thuốc như tỏi ngâm giấm, tỏi ngâm mật ong hay rượu tỏi khá phổ biến trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh về đường hô hấp.

2.4 Nước lọc

Ngoài những thực phẩm trên, bệnh nhân bị viêm xoang nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày sẽ giúp giảm ứ đọng dịch nhầy tại mũi, làm dịch ở mũi và họng loãng dần và thoát ra ngoài một cách dễ dàng. Theo đó các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus cũng nhanh chóng bị đào thải.

Trên đây là thông tin về danh sách thực phẩm dành cho bệnh nhân đang điều trị viêm xoang mũi. Hy vọng với những thông tin này đã có thể giải đáp thắc mắc về viêm xoang mũi thì không nên ăn gì cũng như bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi, hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả, thuận lợi hơn để tránh những hệ luỵ phiền toái có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *