Răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay: đâu là nguyên nhân? 

Răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng vĩnh viễn chỉ có một mầm răng duy nhất để mọc lên nên một khi răng vĩnh viễn bị lung lay thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý vì mất đi răng này thì cơ thể không có khả năng mọc lại răng mới. Do đó khi thấy răng vĩnh viễn của trẻ có dấu hiệu lung lay thì bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa đến nha khoa để điều trị.

Bạn đang đọc: Răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay: đâu là nguyên nhân? 

1. Nguyên nhân trẻ bị lung lay răng do các bệnh về răng miệng

Răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay: đâu là nguyên nhân? 

Răng vĩnh viễn ở trẻ bị lung lay trong ổ xương hàm thường có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh về răng miệng. 

Răng vĩnh viễn bị lung lay trong ổ xương hàm thường có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh về răng miệng. Sau đây là một số bệnh lý trẻ hay gặp:

1.1 Sâu răng làm răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay

Đây là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em cũng là nguyên nhân chính khiến răng vĩnh viễn trẻ bị lung lay. Bệnh sâu răng là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ (hay còn gọi là tinh thể canxi) của ngà răng và men răng. Bệnh này sẽ tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn có vi khuẩn xâm nhập làm chân răng bị ảnh hưởng.

Theo nghiên cứu, có đến 85% trẻ em Việt Nam mắc bệnh sâu răng và ảnh hưởng đến quá trình mọc và phát triển răng sữa sau này.

Với những trẻ bị sâu răng nặng thì dễ phải đối mặt với tình trạng viêm quanh các cuốn răng, viêm mô tế bào, viêm tủy răng lan rộng và gây nướu nhiễm trùng, răng lung lay. Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến răng trẻ bị hỏng, lung lay, mất răng và sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.

1.2 Viêm nha chu là bệnh về răng khiến răng

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng răng vĩnh viễn ở trẻ bị lung lay. Vì nha chu có vai trò chính trong việc giữ răng đứng vững trong xương ổ răng cùng hệ thống dây chằng.

Nha chu ôm sát chân răng làm cho răng cứng chắc và thực hiện chức năng ăn nhai tốt. Khi nha chu bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập đồng nghĩa với việc khả năng giữ chắc chân răng cũng giảm. Các phụ huynh nên để ý nếu như nha chu của trẻ có biểu hiện xuất huyết và chảy mủ thì khả năng cao trẻ bị viêm và để lâu răng sẽ bị lung lay.

Tìm hiểu thêm: Điểm danh ba phương pháp trồng răng giả ưu việt hiện nay

Răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay: đâu là nguyên nhân? 

Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng răng vĩnh viễn ở trẻ bị lung lay.

1.3 Áp xe chân răng khiến răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay

Áp xe chân răng cũng là một bệnh về răng phổ biến khiến cho răng vĩnh viễn ở trẻ em bị lung lay. Đây là một dạng bệnh nhiễm trùng răng miệng nguy hiểm nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý.

Áp xe răng chính là một khối mủ ở dưới chân răng làm chân răng không còn khả năng đứng vững trên cung hàm và hoàn toàn có thể dẫn đến mất răng nếu như bé không được điều trị nha khoa kịp thời.

2. Nguyên nhân do tác động lực bên ngoài

Các va chạm và tác động lực từ bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến độ cứng chắc của răng ở trẻ em. Răng vĩnh viễn bị lung lay khi trẻ gặp phải tai nạn như té ngã làm tác động một lực rất lớn vào răng. Thông thường thì răng cửa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng trước vì những răng này nằm bên ngoài nên dễ chịu nhiều tổn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó, răng cửa chỉ có một chân răng nên khi bị va đập thì khả năng răng vĩnh viễn sẽ bị lung lay. Trong những trường hợp xấu thì có thể làm vỡ thân răng của trẻ.

Ngoài ra, nhiều trẻ thường xuyên ăn những thức ăn cứng hoặc trẻ có những thói quen xấu tác động đến hàm răng điển hình là nghiến răng mà chưa thay đổi được.

3. Cách phòng ngừa răng lung lay ở trẻ em

Răng vĩnh viễn của trẻ bị lung lay: đâu là nguyên nhân? 

>>>>>Xem thêm: Tình trạng hở van tim ba lá và mức độ nguy hiểm của bệnh

Để trẻ có một hàm răng chắc khỏe thì nguyên tắc chung là bố mẹ cần phải làm vệ sinh răng miệng tốt và cho trẻ đi khám răng định kỳ

Để trẻ có một hàm răng chắc khỏe thì nguyên tắc chung là bố mẹ cần phải làm vệ sinh răng miệng tốt đồng thời từ bỏ những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số điều cần lưu ý để giữ cho hàm răng của trẻ luôn được chắc khỏe và tránh được hiện tượng lung lay:

– Bé phải chải răng đều đặn hai lần mỗi ngày, ít nhất mỗi lần 3 phút. Trong khi con đánh răng bố mẹ cần chú ý đến các bước của trẻ giúp làm sạch tất cả các mặt của răng.

– Phụ huynh tập cho trẻ thói quen sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nhắc con súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để bảo vệ răng miệng chắc khỏe và ngăn ngừa các bệnh về răng.

– Bố mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vì nó có tác động trực tiếp đến sự khỏe mạnh của răng miệng. Bé nên được chú trọng bổ sung nhiều canxi để cho răng luôn được chắc khỏe, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Đồng thời mẹ nên hạn chế bé ăn những thực phẩm cứng, quá lạnh hoặc quá nóng làm ảnh hưởng không tốt đến răng của trẻ.

– Quan tâm đến vấn đề chăm sóc răng định kỳ ở trẻ. Các bác sĩ khuyên răng trẻ trong giai đoạn thay răng cũng như mới hình thành răng vĩnh viễn thì nên đưa trẻ đi khám định kỳ 4- 6 tháng/ lần để có thể phát hiện những bất thường ở răng của bé.

Trẻ có răng vĩnh viễn bị lung lay là trường hợp khá nguy hiểm vì rất có thể trẻ bị mất chiếc răng và can thiệp các biện pháp trồng răng giả để bảo đảm chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Tuy nhiên việc xác định điều trị răng vĩnh viễn bị lung lay như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chẳng hạn như nguyên nhân gây bệnh và tình trạng cụ thể của chiếc răng. Chính vì thế khi thấy con có những dấu hiệu lung lay răng bố mẹ nên cho trẻ đi khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt để xác định chính xác nguyên nhân gây răng vĩnh viễn bị lung lay nhiều và bác sĩ có hướng điều trị phù hợp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *