Ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn là tình trạng không hiếm gặp hiện nay. Hiện tượng này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Đồng thời sổ mũi và ho kéo dài cũng ảnh hưởng lớn sức khỏe cũng như sự tập trung trong công việc của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Đừng chủ quan với bệnh ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn
1. Sổ mũi và ho kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không?
Ho kèm theo sổ mũi là một bệnh lý có mức độ nguy hiểm không cao. Nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, sổ mũi và ho lâu ngày không khỏi cũng có thể gây ra những bệnh lý và biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời như:
– Bệnh viêm tai giữa: Sổ mũi và ho kéo dài có thể khiến cho bệnh nhân bị viêm tai giữa. Bệnh xuất hiện bởi vi khuẩn, virus tấn công vào vị trí ở phía sau màng nhĩ. Lâu dần khiến cho tai gặp tình trạng ứ đọng dịch. Hậu quả là bệnh nhân thường cảm thấy bị đau tai, chảy dịch ra ngoài lỗ tai. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thính lực.
– Bệnh hen suyễn: Sổ mũi và ho kéo dài cũng có thể làm gia tăng các cơn hen suyễn.
– Các bệnh lý khác: Sổ mũi và ho lâu ngày cũng gây ra các biến chứng bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi,… Đây đều là các bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân và khiến cho thời gian điều trị bị kéo dài.
Sổ mũi và ho kéo dài nếu không được điều trị kịp thời cũng dễ gây nên biến chứng nguy hiểm
2. Nguyên nhân gây tình trạng ho và sổ mũi kéo dài
Hiện tượng sổ mũi và ho hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng trên mà nhiều người thường mắc phải:
2.1. Ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn do nhiễm virus
Virus là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra sổ mũi và ho. Trong đó, loại virus gây bệnh mà chúng ta thường gặp chính là virus lạnh Rhinovirus. Chúng sẽ phát triển mạnh và tồn tại lâu trong điều kiện thời tiết độ ẩm thấp và lạnh.
Theo đó, loại virus này xâm nhập và phát tán ở bên trong cơ thể. Chúng gây nên các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau rát, ho, ngứa họng,… Đỉnh điểm phát bệnh sẽ thường là khoảng 2-4 ngày sau khi bị nhiễm virus. Tuy nhiên, bệnh có thể nhanh chóng điều trị khỏi trong vòng một tuần và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
2.2. Ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn do hệ thống miễn dịch yếu
Đối tượng có hệ thống miễn dịch kém và sức đề kháng yếu cũng rất dễ gặp tình trạng sổ mũi và ho. Ngược lại, nếu bạn có hệ thống miễn dịch tốt, sức đề kháng mạnh sẽ thì cơ thể sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Do đó, với những người mắc sổ mũi và ho kéo dài, đặc biệt là người cao tuổi cần chú ý đi thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời nắm bắt được thể trạng của mình, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc sức khỏe cho phù hợp để nâng cao đề kháng của cơ thể.
2.3. Bị lây bệnh từ những người có bệnh lý về đường hô hấp
Đối với những người khỏe mạnh khi tiếp xúc gần với người bệnh bị ho lao, hen suyễn,… cũng có thể dẫn tới sổ mũi và ho. Theo đó, khi bệnh nhân nói chuyện, hoặc khạc nhổ/hắt hơi thì lúc này virus gây bệnh thông qua không khí, giọt bắn nước bọt sẽ xâm nhập vào người đối diện. Vì vậy, người nhiễm virus sẽ xuất hiện các triệu chứng như ho khan, ho có đờm, sổ mũi. Khi thời tiết chuyển mùa, người bệnh dễ bị ho kèm theo các hiện tượng như sổ mũi, hắt hơi…
Ngoài ra, đối tượng có sẵn các bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm họng,… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sổ mũi và ho kéo dài.
Tìm hiểu thêm: Khái quát về viêm xoang mạn tính
Sổ mũi và ho cũng là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải một số bệnh lý
3. Các biện pháp phòng tránh ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp phòng tránh tình trạng sổ mũi và ho lâu ngày như:
– Đeo khẩu trang khi đến các địa điểm công cộng: Điều này giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, đeo khẩu trang giúp bạn tránh được nguy cơ lây bệnh từ người khác và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
– Rửa tay sạch sẽ vào trước và sau khi ăn: Việc làm này giúp ngăn chặn vi khuẩn và bụi bẩn từ tay vào miệng, qua đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
– Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý: Nước muối có tác dụng lớn trong việc giúp kháng khuẩn, giảm viêm, đồng thời có khả năng làm loãng dịch đờm. Qua đó giúp cho người bệnh giảm đi cảm giác ngứa ngáy cổ họng.
– Chú ý giữ ấm cho cơ thể: Bạn hãy giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Người bị ho, sổ mũi muốn đi ra ngoài cần mặc ấm, che chắn kỹ vùng cổ họng của mình.
– Hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu bia: Đây là một trong số nguy cơ khiến cho các triệu chứng như sổ mũi và ho diễn ra lâu dài không khỏi.
– Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học: Bạn nên chú ý bổ sung các loại vitamin, chất xơ từ rau củ. Đồng thời, hãy hạn chế những loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,… Bởi những loại thực phẩm này sẽ tình trạng kích ứng vùng vòm họng, gia tăng triệu chứng ho.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn: Việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp cơ thể bạn được tăng cường miễn dịch. Từ đó, cơ thể sẽ có đủ khả năng chống tại những tác nhân gây bệnh.
– Chế độ sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, tránh làm việc hay thức quá khuya để cơ thể được thư giãn thoải mái.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết về viêm họng liên cầu
Hãy chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi ở trong môi trường lạnh để bảo vệ sức khỏe
Sổ mũi và ho không phải là hiện tượng quá nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan nếu tình trạng này xuất hiện lâu ngày không khỏi. Bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác. Do đó, bạn hãy chú ý theo dõi sức khỏe của mình thường xuyên và đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa trị đúng cách nếu thấy có bất thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.