Khám sức khỏe định kỳ là chế độ đãi ngộ dành cho mọi người lao động. Tuy vậy, đa số người lao động lại chưa hiểu rõ về các danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc khi tham gia khám sức khỏe doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cơ bản nhất về chủ đề này.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc
1. Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc gồm những gì?
Danh mục khám được hiểu là những nội dung khám, kiểm tra sức khỏe. Đối với hoạt động khám sức khỏe định kỳ, pháp luật có quy định những danh mục khám bắt buộc nhằm đánh giá sức khỏe của người lao động có thể đáp ứng yêu cầu công việc hay không.
1.1. Các danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc theo Thông tư 14/2013/TT-BYT
Theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT về khám sức khỏe, các danh mục bắt buộc phải có khi tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp bao gồm:
– Thông tin y tế: Họ tên, ngày sinh, quá trình công tác, tiền sử bệnh của gia đình và cá nhân người lao động, tiền sử bệnh nghề nghiệp…
– Khám thể lực: Kiểm tra các chỉ số chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch, huyết áp.
– Khám lâm sàng: Khám Nội – ngoại khoa, sản – phụ khoa (với người lao động nữ), nhãn khoa, da liễu, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt. Trong đó, khám nội sẽ bao gồm nhiều danh mục như khám hệ tuần hoàn, hô hấp, cơ xương khớp, tiêu hóa…
– Xét nghiệm máu, chụp X-quang và các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những danh mục khám bắt buộc áp dụng với đa số doanh nghiệp khi tổ chức hoạt động khám sức khỏe định kỳ. Trong trường hợp, doanh nghiệp là đơn vị chức năng có tính đặc thù, doanh nghiệp sẽ có bộ tiêu chuẩn sức khỏe riêng. Lúc này, danh mục khám sức khỏe định kỳ sẽ được thực hiện theo quy định khám sức khỏe của chuyên ngành đó.
Xét nghiệm máu là một trong những danh mục cơ bản khi khám sức khỏe
1.2. Danh mục khám sức khỏe định kỳ bắt buộc theo chuyên ngành
Đối với một số doanh nghiệp có công việc nặng nhọc, độc hại, người sử dụng lao động phải kết hợp thực hiện khám chuyên khoa nhằm phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Danh mục khám được quy định cụ thể trong Thông tư số 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế. Dưới đây là một số danh mục khám chuyên khoa theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đặc thù.
– Bệnh phóng xạ nghề nghiệp: Khám lâm sàng hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, hệ thống hạch bạch huyết. Thực hiện xét nghiệm huyết đồ, tủy đồ và nhiễm sắc thể (nếu cần).
– Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn: Khám chuyên khoa Tai – mũi – họng, kiểm tra thính lực đơn âm, chụp Xquang xương chũm, đo nhĩ lượng, phản xạ cơ…
– Bệnh da liễu nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su: Khám da liễu, hô hấp, xét nghiệm mẫu mô trên da, thử nghiệm áp da, xét nghiệm máu.
– Bệnh lao nghề nghiệp: Khám nội khoa, Chụp Xquang phổi, tìm AFB trong đờm/dịch sinh học, kiểm tra tốc độ máu lắng, chọc hạch sinh thiết…
– Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp: Mắt, thần kinh, siêu âm mắt, đo nhãn áp…
Tìm hiểu thêm: Phòng khám nhi uy tín tại Hà Nội khám chữa bệnh thường xuyên
Người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại cần được khám chuyên khoa để phòng bệnh nghề nghiệp
2. Một số thông tin cần biết về khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
– Người lao động được hưởng chế độ khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm. Với những công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, việc khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện với tần suất là tối thiểu 6 tháng/lần. Trong đó, những công việc nặng nhọc, độc hại bao gồm ngành khai thác khoáng sản, cơ khí, luyện kim, hóa chất…
– Các đối tượng người khuyết tật, người lao động chưa đủ 18 tuổi, người quá độ tuổi lao động được hưởng đãi ngộ khám sức khỏe 6 tháng/lần.
– Chi phí khám sức khỏe định kỳ sẽ do doanh nghiệp chi trả cho người lao động.
– Hồ sơ khám sức khỏe của người lao động sẽ do doanh nghiệp quản lý.
– Người lao động có thể lựa chọn hình thức khám sức khỏe tập trung cùng doanh nghiệp hoặc khám sức khỏe lẻ nếu không thể tham gia khám tập trung cùng doanh nghiệp.
– Để được tham gia khám sức khỏe định kỳ, người lao động cần có tên trong danh sách nhân sự tham gia khám sức khỏe do doanh nghiệp gửi sang đơn vị y tế đối tác. Với người lao động khám sức khỏe lẻ cần có giấy giới thiệu của doanh nghiệp.
>>>>>Xem thêm: Bị đau lưng nên khám gì để sớm phát hiện bệnh?
Doanh nghiệp có thể thông báo trực tiếp kết quả khám sức khỏe cho người lao động
3. Những lưu ý khi đi khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
Người lao động cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và đảm bảo kết quả chính xác:
– Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm.
– Uống đủ nước và nhịn tiểu khoảng 1 – 2 tiếng trước khi siêu âm ổ bụng
– Đối với người lao động là nữ giới chỉ thực hiện khám sức khỏe sau khi đã kết thúc kỳ kinh nguyệt khoảng 5 ngày.
– Nếu thực hiện khám phụ khoa bằng đầu dò, bạn nên vệ sinh sạch sẽ và đi tiểu hết trước khi khám.
– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình. Trong trường hợp bạn từng mắc bệnh nghề nghiệp trước đó, cần ghi chú cụ thể trong hồ sơ y tế.
– Người lao động đang mang thai cần thông tin cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để nhận chỉ định thăm khám phù hợp.
Hoạt động khám sức khỏe định kỳ là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho người lao động. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này, bạn đã có thêm thông tin về hoạt động ý nghĩa này để có thể biết và đảm bảo quyền lợi của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.