Chứng ợ nóng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chứng ợ nóng ở trẻ em là triệu chứng mà trẻ có thể gặp khi bị trào ngược dạ dày – thực quản. Đây là một rối loạn về tiêu hóa mạn tính trong đó phần chất dịch từ dạ dày, thậm chí là mật trào ngược trở lại thực quản, thanh quản hoặc vào phổi. Ở người lớn, các triệu chứng ợ nóng điển hình là cảm giác nóng bỏng ở ngực hoặc cổ họng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có những triệu chứng khác nhau.

Bạn đang đọc: Chứng ợ nóng ở trẻ em có nguy hiểm không?

1.Tìm hiểm về tình trạng ợ nóng ở trẻ nhỏ

1.1. Chứng ợ nóng ở trẻ em là gì?

Ợ nóng không phải là tình trạng quá xa lạ, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào từ sơ sinh. Đây là hiện tượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra kích thích cho niêm mạc thực quản. Chứng ợ nóng ở trẻ nhỏ là biểu hiện cho thấy trẻ đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày, còn được biết đến với tên GER.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khá phổ biến, không như nhiều bố mẹ lầm tưởng. Theo các con số thống kê, có một nửa số trẻ trên 4 tháng tuổi gặp tình trạng này. Việc ợ nóng, trào ngược có ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, làm cho trẻ bị ăn không ngon, cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, rất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

Chứng ợ nóng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chứng ợ nóng là triệu chứng mà trẻ có thể gặp khi bị trào ngược dạ dày – thực quản.

Ở trẻ sơ sinh, do còn nhỏ nên việc nhận biết những triệu chứng ợ nóng là không dễ dàng. Trẻ thường quấy khóc, bỏ ăn, ăn hay nôn trớ khiến cha mẹ không thể biết con mình đang gặp vấn đề gì về sức khỏe.

Cha mẹ có thể nhận biết trẻ có đang bị ợ nóng thông qua một số triệu chứng như: trẻ thấy nóng rát vùng ngực, họng bị khó chịu, trẻ ho và thường xuyên nôn trớ, hay cong lưng mỗi khi bú sữa,… Ngoài ra, trẻ bị dịch dạ dày tràn vào đường thở nên xuất hiện tình trạng thở khò khè, khó thở. Nếu trẻ có những dấu hiệu của ợ nóng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để nhận được lời khuyên sớm nhất của bác sĩ.

1.2. Chứng ợ nóng ở trẻ em thường xảy ra ở lứa tuổi nào?

– Trẻ sơ sinh từ 12 đến 24 tháng

Triệu chứng phổ biến nhất là nôn trớ xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh.Tuy nhiên tình trạng này thường biến mất khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Theo National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, các triệu chứng khác cho thấy trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn bao gồm: nôn mửa, biếng ăn hoặc khó nuốt, trẻ hay cáu gắt, tăng trưởng kém, ho hoặc có máu lẫn trong phân. Nếu trẻ gặp phải bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào nêu trên, hãy nhanh chóng tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

– Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi

Khi trẻ lớn lên, các triệu chứng dường như giảm dần và thường xuất hiện sau khi ăn. Các triệu chứng mà trẻ có thể gặp phải là ho, đau họng, thở khò khè, cảm thấy khó chịu ở ngực, viêm phổi, hoặc khó nuốt và nuốt đau. Nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, bố mẹ nên đưa bé đi khám sớm để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

– Thanh thiếu niên 13 tuổi trở lên

Thanh thiếu niên cũng gặp các triệu chứng tương tự như trẻ em từ 2 đến 12 tuổi nhưng đồng thời trẻ cũng có các triệu chứng nóng rát ở ngực, tương tự như người lớn. Khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng cần phải thăm khám kỹ càng với bác sĩ.

1.3. Cách để bác sĩ chẩn đoán ợ nóng cho trẻ

Việc chẩn đoán hiện tượng ợ nóng ở trẻ thường rất khó khăn do lứa tuổi còn nhỏ, không thể mô tả cho bác sĩ hiểu những vấn đề sức khỏe của mình.

Tìm hiểu thêm: Cúm A là gì? Điều trị như thế nào?

Chứng ợ nóng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Khi trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng cần phải thăm khám kỹ càng với bác sĩ.

Nếu nhận thấy một số dấu hiệu cơ bản của chứng ợ nóng đã mô tả bên trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi đến bác sĩ nhi tiêu hóa để được thăm khám chi tiết và làm một số các xét nghiệm như:

– Chụp Xquang phần trên của hệ tiêu hóa. Để chụp phần này, trẻ sẽ cần uống dung dịch có chứa chất cản quang vào dạ dày. Sau đó kỹ thuật viên chụp Xquang sẽ dùng tia X để chụp phần hệ tiêu hóa của trẻ.

– Nội soi. Thường đối với kỹ thuật này, trẻ sẽ được gây mê rồi bác sĩ tiến hạn đưa ống nội soi vào thực quản, dạ dày thông qua đường miệng. Loại xét nghiệm này sẽ giúp cho bác sĩ xem trực tiếp những hình ảnh bên trong hệ tiêu hóa và lấy các mẫu sinh thiết.

– Kiểm tra và theo dõi PH thực quản. Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ là ống mềm nhỏ  để đưa từ mũi vào thực quản trẻ nhằm kiểm tra độ axit ở vị trí này.

– Gastric emptying study (Chụp rửa dạ dày). Sau khi cho trẻ uống một loại chất lỏng có chứa chất phóng xạ đặc biệt thì tiến hành quét dạ dày nhằm theo dõi những chuyển động của thức ăn trong dạ dày sẽ được diễn ra như thế nào.

2. Làm sao để phòng và làm giảm các triệu chứng khó chịu khi ợ nóng cho trẻ

Việc điều trị và làm giảm các triệu chứng của ợ nóng sẽ phục thuộc vào độ tuổi của trẻ cũng như nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng. Có một số trẻ sẽ tự nhiên biến mất chứng ợ nóng sau khi được 1 tuổi, nhưng cũng có những trường hợp không tự hết mà buộc phải điều trị. Có nhiều phương pháp đã được nghiên cứu để làm giảm chứng ợ hơi ợ nóng nhưng không đem lại hiệu quả thực sự. Thậm chi nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản vẫn chưa được tìm ra một cách chính xác.

Chứng ợ nóng ở trẻ em có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý với trẻ sơ sinh bị đi ngoài lỏng

Nhiều trẻ nhỏ khi lớn lên sẽ tự nhiên giảm hoặc biến mất chứng ợ nóng

Thuốc là phương pháp giúp điều trị ợ nóng nhưng không được khuyến cáo dùng một cách thường xuyên và ưu tiên. Những thuốc được dùng để giảm chứng ợ nóng cho trẻ là thuốc kháng histamin thế hệ 2 và thuốc ức chế bơm proton. Hai loại thuốc này đều dùng để làm giảm lượng axit trong dạ dày, ngăn axit trào ngược lên.

Có nhiều cách để giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với trẻ sơ sinh, giảm lượng sữa mỗi lần ăn nhưng cho trẻ ăn thường xuyên hơn. Cố gắng không ăn quá nhiều. Đối với, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, hãy ngồi hoặc đứng thẳng sau khi ăn. Tổ chức Y tế và Dinh dưỡng Tiêu hóa Trẻ em đưa ra các đề xuất: ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên, giảm đồ uống có ga hoặc caffeine, tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo, nhiều gia vị, trái cây có tính axit như cam quýt và không ăn trong khoảng 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.

Trên đây là những thông tin về chứng ợ nóng đối với trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo để biết cách chăm sóc cho bé mỗi khi con bị ợ nóng, trào ngược dạ dày.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *