Nước ăn chân (nấm chân) là bệnh lý da liễu khá phổ biến, gây ngứa ngáy, rát bỏng, bong tróc da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không điều trị cẩn thận, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các loại thuốc trị nước ăn chân được khuyên dùng hiện nay, giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Các loại thuốc trị nước ăn chân được khuyên dùng hiện nay
1. Biểu hiện khi bị nước ăn chân
Khi bị nước ăn chân, người bệnh có một số biểu hiện sau:
– Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh. Ngứa có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm.
– Bong tróc da: Thường bong tróc phần da ở kẽ ngón chân, lòng bàn chân và gót chân.
– Nứt nẻ da: Hiện tượng sần sùi, nứt nẻ, có thể chảy nước mủ hoặc máu.
– Đỏ da: Vùng da bị nấm tấn công có thể trở nên đỏ và sưng tấy.
– Mùi hôi: Do vi khuẩn phân hủy mồ hôi và tế bào da chết nên gây ra mùi hôi khó chịu ở chân
– Trầy xước: Vì ngứa ngáy nên người bệnh thường có xu hướng gãi liên tục để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, hành động này lại khiến cho phần da tổn thương thêm trầy xước.
– Móng tay, móng chân bị ảnh hưởng: Trong một số trường hợp, nấm kẽ chân có thể lây lan sang móng tay, móng chân, khiến móng trở nên giòn, dễ gãy, đổi màu hoặc dày lên.
Da bong tróc, sưng tấy và cảm giác ngứa ngáy khó chịu là những biểu hiện khi bị nước ăn chân
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước ăn chân
2.1. Nấm da
Nước ăn chân do nhiều loại nấm da khác nhau gây ra, phổ biến nhất là Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum và Trichophyton mentagrophytes.
Nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm ướt và kín đáo. Do đó, những người thường xuyên mang giày dép kín, môi trường ẩm ướt, hoặc có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
2.2. Các yếu tố khác
Ngoài nấm da, người bị nước ăn chân còn do nhiều nguyên nhân khác:
– Nước ăn chân có thể lây lan từ người bệnh sang người lành qua tiếp xúc trực tiếp, ví dụ như: đi chân trần nơi công cộng, dùng chung đồ dùng cá nhân,…
– Tiếp xúc gián tiếp, người lành lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật dụng bị ô nhiễm, ví dụ như: sàn nhà tắm, khăn tắm, tất,…
– Môi trường sống và làm việc ẩm ướt, thiếu vệ sinh cũng góp phần tạo điều kiện cho nấm phát triển.
– Người có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh lý, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc do tuổi tác cũng dễ mắc bệnh hơn.
– Có số thói quen sinh hoạt như: đi chân trần, đi dép ẩm ướt, không thay tất thường xuyên, không rửa chân sau khi lội nước hay đi ra ngoài về…
3. Thuốc trị nước ăn chân phổ biến hiện nay
3.1. Thuốc kháng nấm
Nếu hỏi đâu là loại thuốc trị nước ăn chân hay dùng hiện nay thì không thể không nhắc đến thuốc kháng nấm. Nhóm thuốc kháng nấm thông dụng gồm có:
– Clotrimazole.
– Econazole.
– Ketoconazole.
– Miconazole.
Đối với trường hợp có loét, trước khi bôi thuốc, người bệnh cần lưu ý:
– Không nên ngâm rửa với nước muối hoặc vệ sinh bằng oxy già. Việc làm này sẽ khiến tổn thương loét sâu hơn, chảy nhiều nước hơn.
– Nên vệ sinh sạch tổn thương bằng nước khoáng và dùng khăn mềm thấm nhẹ cho khô. Sau đó lấy một lượng thuốc vừa đủ, thoa lên bề mặt tổn thương. Không nên bôi lan rộng ra ngoài, cũng không nên bôi quá nhiều vì có thể gây kích ứng, nóng rát khiến người bệnh khó chịu hơn.
Trong trường hợp dùng thuốc mà không khỏi, tình trạng nặng hơn thì cần dùng thuốc dạng đường uống. Có thể kể đến là:
– Griseofulvin/Fluconazole.
– Itraconazole.
– Ketoconazole.
Trong quá trình dùng thuốc có xảy ra một số tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần ngừng thuốc và báo cho bác sĩ ngay:
– Mệt mỏi.
– Chán ăn.
– Đầy bụng.
– Vàng da và mắt.
– Nước tiểu có màu vàng sậm,…
Thuốc kháng nấm thường chuyển hóa qua gan, thải trừ qua thận, mật nên cần thận trọng trước khi dùng cho các đối tượng sau:
– Người già.
– Người suy gan.
– Người suy thận.
– Người đang điều trị dạ dày phải dùng thuốc kháng acid.
– Mẹ bầu.
– Phụ nữ cho con bú.
Tìm hiểu thêm: Tác động của Vitamin C đến sức khỏe và lợi ích của nó
Thuốc kháng nấm được dùng nhiều nhất trong điều trị nấm ăn chân
3.2. Thuốc trị nước ăn chân: Thuốc kháng histamin giúp chống ngứa
Thuốc kháng histamin gồm hai dạng:
– Dạng bôi bên ngoài.
– Dạng uống.
Với thuốc kháng histamin dạng bôi, người bệnh dùng sẽ thấy giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng. Một số loại phổ biến thuộc nhóm này gồm: Diphenhydramine, phenergan… Hướng dẫn chi tiết dùng thuốc kháng histamin dạng bôi:
– Làm sạch vùng da bị nấm ăn chân trước khi thoa thuốc.
– Sau khi bôi thuốc, cần để thuốc khô trên da rồi mới đi làm việc khá. Mục đích để thuốc không bị trôi và thấm sâu vào vùng da tổn thương.
Với thuốc kháng histamin dạng uống có thể gây buồn ngủ, khô miệng. Để tránh tác dụng phụ này, người bệnh có thể sử dụng nhóm kháng histamin thế hệ 2 như: Claritin, benadryl, cyclizin.
3.3. Thuốc trị nước ăn chân: Thuốc kháng khuẩn
Thuốc kháng khuẩn chống bội nhiễm vi khuẩn cũng là loại thuốc trị nước ăn chân dùng nhiều hiện nay.
Nếu tình trạng có nhiễm khuẩn, người bệnh nên thực hiện theo các bước dưới đây:
– Sát khuẩn bằng cách ngâm chân vào nước thuốc tím pha loãng với tỉ lệ 1/10.000 (1g thuốc tím pha trong 10 lít nước ấm). Nếu không có thuốc tím, có thể ngâm với nước muối 0.9%.
– Ngâm chân 2-3 lần trong ngày.
– Sau đó bôi thuốc sát khuẩn (như: milan, thuốc mỡ kháng sinh).
Các thuốc kháng sinh dùng để bôi nhiễm trùng da (neomycin, mupirocin, polymyxin, bacitracin) nên phù hợp với mức độ tổn thương… Do đó người bệnh không tự ý mua kháng sinh về bôi khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình sử dụng từ 2 đến 4 tuần, nếu thấy không đỡ thì người bệnh cần đi khám lại để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp khác.
>>>>>Xem thêm: No spa forte là thuốc gì, lưu ý ra sao khi sử dụng?
Cần vệ sinh sạch sẽ các ngón chân bị nấm tấn công trước khi thoa thuốc
Nước ăn chân là bệnh lý da liễu cần được điều trị kịp thời và hiệu quả để tránh biến chứng. Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại thuốc trị nước ăn chân được khuyên dùng hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp chi tiết nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.