Đi khám sức khỏe cần mang theo gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Với mỗi đối tượng lại cần chuẩn bị những loại giấy tờ khác nhau. Vậy khi đi khám cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Xem ngay thông tin bên dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Đi khám sức khỏe cần mang theo gì và những lưu ý cần thiết
1. Khi đi khám sức khỏe cần mang theo gì?
Khám sức khỏe sẽ bao gồm nhiều loại hình thăm khám khác nhau. Thông thường đi khám cần phải mang theo hồ sơ bệnh lý, thẻ bảo hiểm y tế, một số đơn thuốc đang sử dụng. Ngoài ra, tùy thuộc vào từng đối tượng mà bạn cần chuẩn bị thêm những giấy tờ sau:
1.1. Đi khám sức khỏe cần mang theo gì đối với người dưới 18 tuổi?
Người dưới 18 tuổi có thể mắc rất nhiều các bệnh lý, đặc biệt là đối tượng trẻ em khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, khi thăm khám sức khỏe đối tượng này cũng cần có những quy định riêng.
Đối với người dưới 18 tuổi thông thường đi khám sức khỏe sẽ phải chuẩn bị giấy khám sức khỏe theo quy định thuộc Phụ lục 2 của Thông tư 14/2013/TT-BYT. Hồ sơ có dán ảnh chân dung với kích thước 4×6 cm. Ảnh được chụp trên nền trắng không quá 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ.
Với đối tượng là trẻ em thì nên có người nhà đi cùng để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi nhất.
Trẻ em đi khám cần có người nhà đi cùng để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi nhất
1.2. Đi khám sức khỏe cần mang theo gì đối với người trên 18 tuổi?
Bên cạnh hồ sơ bệnh lý, đơn thuốc, thẻ bảo hiểm y tế,… thì khi đi khám sức khỏe thì đối tượng trên 18 tuổi cần chuẩn bị hồ sơ sau:
– Giấy khám sức khỏe theo Phụ lục 1 – Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Ảnh chân dungc 4×6 cm và chụp trên phông nền trắng để dán vào hồ sơ. Lưu ý ảnh chụp không quá 6 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ.
1.3. Đối với người mất/không có/hạn chế năng lực hành vi dân sự
Đối với trường hợp mất/ hạn chế hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì khi đi khám sức khỏe định kỳ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Mẫu giấy khám sức khỏe theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 4 của Thông tư 14/2013/TT-BYT
– Mẫu văn bản này cần có sự đồng của người giám hộ hợp pháp, cha hoặc mẹ.
1.4. Hồ sơ với người đi khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp
Đối với người thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm thì hồ sơ thăm khám sẽ bao gồm:
– Sổ thăm khám sức khỏe theo Phụ lục 3 của Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Giấy giới thiệu của các tổ chức, cơ quan nơi đang làm việc để có thể xác nhận và thăm khám theo hợp đồng.
– 01 ảnh 4×6 cm nền trắng và chụp không quá 6 tháng.
Hiện nay có một số doanh nghiệp đã kết hợp với cơ sở y tế để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động. Do đó, người lao động cần cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết để doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cho mình.
Tìm hiểu thêm: 4 mốc khám tổng quát cho trẻ em vô cùng quan trọng
Nhiều doanh nghiệp đã kết hợp với cơ sở y tế để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động
2. Cần lưu ý gì khi đi khám sức khỏe?
Bạn cần lưu ý những điều dưới đây để quá trình khám sức khỏe được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất:
– Không sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia ít nhất 24 giờ khi thực hiện một số xét nghiệm.
– Nhịn ăn từ 10 – 12 giờ trước khi thăm khám sức khỏe định kỳ.
– Khi khám mắt nên mang kính đi khám (trong trường hợp gặp các vấn đề liên quan đến thị lực), tuyệt đối không đeo kính áp tròng.
– Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan.
– Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện một số siêu âm như: Siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm phần phụ,…
– Nếu bị bệnh tiểu đường thì nên hỏi bác sĩ các loại thuốc được phép uống trước khi đi khám.
– Phụ nữ có thai không thực hiện chụp X-Quang.
– Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không tham gia khám phụ khoa.
– Mặc đồ thoải mái, dễ vận động để đảm bảo cho quá trình thăm khám được thuận lợi nhất.
– Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý liên quan đến huyết áp, tim mạch vẫn có thể sử dụng thuốc như bình thường.
Để được tư vấn chi tiết nhất về những lưu ý khi thăm khám bạn nên chủ động liên hệ tới bộ phận chăm sóc khách hàng của các cơ sở y tế.
>>>>>Xem thêm: Khám tổng quát cho bé 2 tuổi: Chi phí, danh mục khám
Người thăm khám cần chuẩn bị tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình để cung cấp cho bác sĩ
3. Tiêu chí lựa chọn địa chỉ khám sức khỏe uy tín
Hiện nay có rất nhiều cơ sở thăm khám sức khỏe tuy nhiên khôn phải địa chỉ nào cũng uy tín và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Do đó, khi lựa chọn người bệnh cần chú ý tới một số tiêu chí sau:
– Đội ngũ bác sĩ: Đây là yếu tố đầu tiên quyết định tới kết quả thăm khám của người bệnh. Do đó hãy lựa chọn những cơ sở y tế có đội ngũ chuyên gia giỏi, chuyên môn cao và thăm khám chi tiết.
– Cơ sở vật chất đầy đủ: Để kiểm tra sức khỏe chính xác nhất cần có sự trợ giúp của máy móc, thiết bị. Bởi vậy nên chọn cơ sở y tế đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiến tiến hàng đầu.
– Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình: Khi đến với các phòng khám, bệnh viện có không gian rộng rãi thì việc tìm kiếm các khoa, phòng phù hợp với mục đích thăm khám của mình rất khó khăn. Lúc này, các cơ sở y tế có đội ngũ nhân viên y tế hướng dẫn sẽ giúp cho quá trình thăm khám nhanh hơn rất nhiều.
Trên đây là những hồ sơ và lưu ý trong quá trình thăm khám sức khỏe định kỳ. Để quá trình thăm khám được tốt nhất bạn hãy chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ này. Bên cạnh đó đừng quên những tiêu chí giúp bạn lựa chọn địa chỉ thăm khám phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.