Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì là điều mà các cặp đôi trước khi kết hôn cần quan tâm. Bởi hoạt động khám tiền hôn nhân sẽ giúp các cặp vợ chồng dự phòng được các bệnh lý về sinh sản, phát hiện sớm các yếu tố gây bệnh vô sinh hiếm muộn và các căn bệnh có thể di truyền sang con. Khám tiền hôn nhân cũng chính là bước đầu tiên giúp bảo vệ hạnh phúc của các cặp đôi trước khi về chung một nhà.
Bạn đang đọc: Hiểu rõ việc khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì
1. Đối tượng cần tiến hành khám tiền hôn nhân
Tiền hôn nhân được xem là giai đoạn từ lúc con người bắt đầu có khả năng sinh sản cho đến khi tiến hành kết hôn, bao gồm cả đối tượng trẻ vị thành niên khi bắt đầu có khả năng sinh sản cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí từ 30 – 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng nên quan tâm đến những vấn đề thuộc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Trên thực tế, hiện nay, đa số các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi họ chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn cũng hoàn toàn có thể thực hiện thăm khám sớm hơn để giúp sàng lọc các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Theo các chuyên gia y tế thì tốt nhất các cặp đôi nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu từ 3 – 6 tháng trước khi có ý định kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn cho cuộc sống vợ chồng.
Các cặp đôi nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu từ 3 – 6 tháng trước khi có ý định kết hôn
2. Lý do cần đi khám sức khỏe tiền hôn nhân
Khám tiền hôn nhân hay còn gọi là khám sức khỏe tiền hôn nhân là một gói hoạt động cần thiết giúp biết chính xác tình trạng sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ giới.
Hôn nhân đến từ tình yêu của 2 cá nhân, tồn tại và phát triển trên cơ sở đó. Thế nhưng, để một cuộc hôn nhân có thể bền vững lâu dài thì cần có nhiều yếu tố khác mà các cặp vợ chồng trẻ thường ít để ý tới. Một trong số đó là tình trạng sức khỏe của cả hai vợ chồng.
Theo chuyên gia tâm lý, việc biết trước và nắm rõ sức khỏe của đối phương trước khi kết hôn sẽ giúp các cặp vợ chồng trẻ vững vàng tâm lý khi bước vào cuộc sống mới và đứng trước những biến cố có thể xảy ra. Hoặc nếu không, cả hai cũng có thể chọn lựa những lối đi khác để cảm thấy thoải mái hơn cho đôi bên. Tóm lại, việc khám tiền hôn nhân mang đến những lợi ích thiết thực đó là:
– Tạo nên tâm lý thoải mái cho các đôi vợ chồng sau khi kết hôn. Đây là hành động văn minh và đúng nghĩa với giá trị hôn nhân.
– Phát hiện sớm và kịp thời các bệnh về sinh sản để có phương pháp điều trị hiệu quả. Mặt khác, đây là sự chuẩn bị về tinh thần mà các cặp vợ chồng dành cho nhau trong trường hợp xấu nhất. Điều này cũng giúp tránh để người còn lại rơi vào trạng thái bị “sốc” và có quyết định đúng đắn trước khi thực sự bước vào hôn nhân.
– Giúp cả hai bên hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của nhau để lên kế hoạch mang thai cũng như phòng tránh thai an toàn.
Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe làm hồ sơ xin việc và 4 vấn đề cần nắm rõ
Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện sớm và kịp thời các bệnh về sinh sản để có phương pháp điều trị hiệu quả
3. Giải đáp câu hỏi khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm một số danh mục thăm khám thuộc 2 nhóm đó là: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.
3.1. Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì? – Khám sức khỏe tổng quát
Nhiều người vẫn thường nghĩ việc khám tiền hôn nhân chỉ là khám sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên trên thực tế, khám tiền hôn nhân cho các cặp đôi còn bao gồm cả việc kiểm tra sức khỏe tổng quát.
Bởi nếu một trong hai người gặp phải bất kỳ vấn đề hay bệnh lý nào thì cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng và chất lượng sinh sản. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng đối với nữ giới. Cụ thể, nếu phụ nữ gặp phải bệnh lý nào cũng đều có thể khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn, vất vả hơn, đồng thời sức khỏe thai nhi cũng cần phải được chú ý nhiều hơn.
Một số danh mục kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng là:
– Kiểm tra sức khỏe chung: Đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, xét nghiệm máu (kiểm tra chức năng gan, thận,…), xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp X-quang tim phổi,…
– Khám các bệnh dễ lây nhiễm qua đường tình dục như: hạ cam mềm, lậu, giang mai, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm…
– Xem xét tiền sử bệnh lý của cả 2 vợ chồng: Bác sĩ sẽ xem 2 bạn đã mắc các căn bệnh nào trước đây chưa, đã phẫu thuật chưa, hoặc mắc bệnh truyền nhiễm nào trước đây chưa, đồng thời xem xét môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại nào ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không…
– Kiểm tra bệnh sử gia đình, các bệnh về rối loạn tâm thần: Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin như người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? và có khả năng di truyền hay không,…
– Kiểm tra bệnh truyền nhiễm như: rubella, sởi, thủy đậu, sốt xuất huyết, viêm não, bệnh cúm, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy…
3.2. Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì? – Khám sức khỏe sinh sản
Đối với nữ giới
– Kiểm tra vòi trứng và soi tử cung,…
– Siêu âm tuyến vú
– Soi tươi dịch âm đạo
– Kiểm tra các hormone sinh dục như: LH, FSH, Estrogen, progesterone (ở nữ)
Đối với nam giới
– Xét nghiệm tinh dịch đồ
– Xét nghiệm dịch niệu đạo
– Nội tiết tố sinh dục
Đối với cả nam và nữ
– Kiểm tra các bệnh lý di truyền của bản thân.
– Sàng lọc di truyền giúp dự phòng các bệnh lý, hoặc dị tật bẩm sinh cho em bé tương lai.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Tại sao phải khám sức khỏe tổng quát định kỳ?
Hãy đi khám tiền hôn nhân để bảo vệ hạnh phúc lứa đôi
Khám tiền hôn nhân là hoạt động giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản cho các cặp đôi nhằm chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân dài lâu, hạnh phúc với nền tảng sức khỏe tốt và những đứa con sinh ra khỏe mạnh. Do đó, các cặp đôi đừng quên đăng ký thăm khám tiền hôn nhân tại các bệnh viện uy tín để an tâm về cuộc sống vợ chồng tương lai.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.