Không nên để các triệu chứng trở nên nghiêm trọng vì thời gian điều trị quý giá có thể bị mất. Phát hiện sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là chìa khóa để có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh COPD đồng thời giảm các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. TÌm hiểu các xác định các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cách chẩn đoán trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cách kiểm soát
1. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1 Triệu chứng phổ biến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Không phải mọi người bệnh đều trải qua các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giống nhau, tuy nhiên dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh được tổng hợp:
– Ho mạn tính
– Khó khăn trong việc thở khi thực hiện các hoạt động hàng ngày
– Ho ra đờm
– Thở khò khè hoặc tức ngực
– Gặp khó khăn trong việc hít thở một hơi thật sâu
– Cảm thấy không thể thở được
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường tại đường hô hấp, mọi người nên chủ động đi thăm khám, không nên để các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng nào trong số này, người bệnh nên đi thăm khám và thực hiện điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD càng sớm càng tốt để có thể duy trì sự kiểm soát, ít gây ảnh hưởng đến chức năng phổi.
1.2 Một số triệu chứng khác của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Ở các giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD người bệnh đang gặp phải trở nên trầm trọng hơn, kèm theo đó có thể là các biểu hiện như: Giảm cân, giảm trọng lượng cơ thể, chán ăn, mệt mỏi, tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lo lắng, mắt cá chân bị sưng.
2. COPD được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán COPD, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng của người bệnh, khai thác đầy đủ bệnh sử, tiến hành thăm khám, kiểm tra và xem kết quả các xét nghiệm.
2.1 Khai thác bệnh sử
Bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi và tiến hành kiểm tra thể chất nếu có nghi ngờ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Một số thông tin người bệnh cần cung cấp có thể là:
– Thói quen dùng thuốc lá trong quá khứ và hiện tại
– Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, tiền sử làm việc với hóa chất, bụi, khói và tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em.
– Các đợt bùng phát triệu chứng hoặc triệu chứng trở nên trầm trọng, đã từng phải nhập viện hay chưa.
– Các triệu chứng như khó thở, ho mạn tính, ho ra chất nhầy (đờm). Các triệu chứng đã thay đổi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như thế nào. Thời điểm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
– Có thành viên trong gia đình được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu hụt alpha-1 hoặc một bệnh phổi mạn tính khác.
– Các bệnh lý đi kèm khác như bệnh tim, loãng xương, lo lắng, trầm cảm…
2.2 Các xét nghiệm chẩn đoán
– Đo phế dung: Một xét nghiệm chức năng phổi phổ biến, có thể chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Máy đo phế dung có thể đo lượng và tốc độ không khí người bệnh thở ra, giúp đánh giá được phổi hoạt động tốt như thế nào.
– Chụp X-quang ngực: Giúp loại trừ các tình trạng có biểu hiện tương tự bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài ra còn cho thấy những thay đổi trong phổi liên quan đến bệnh COPD.
– Chụp CT: Cho thấy loại COPD như khí thũng hoặc viêm phế quản mạn tính, sự tiến triển của bệnh hoặc mức độ nghiêm trọng.
– Đo nồng độ oxy trong máu, xét nghiệm khí máu động mạch: Cho thấy phổi vận chuyển oxy trong máu và loại bỏ carbon dioxide ra khỏi máu tốt như thế nào.
…
Tìm hiểu thêm: Ra nhiều khí hư màu trắng trong là bị gì?
Thu Cúc TCI địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, giỏi chuyên môn
3. Cách cải thiện hiệu quả triệu chứng COPD
Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thảo luận về kế hoạch điều trị dành riêng cho mỗi người bệnh. Không có cách chữa khỏi bệnh COPD, nhưng bệnh có thể được quản lý và điều trị theo kế hoạch để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát, tình trạng bệnh không tiến triển sang giai đoạn nặng, hạn chế tiến triển thành biến chứng.
Một số khuyến cáo dành cho bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là:
– Chủ động thực hiện ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh COPD. Đây là một tình trạng các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn một cách đột ngột. Xác định được đâu là yếu tố kích hoạt làm cho bệnh COPD trở nên trầm trọng hơn sẽ giúp người bệnh tránh các tác nhân, là một yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các tác nhân gây bệnh COPD và kích hoạt triệu chứng phổ biến bao gồm: Khói thuốc lá, mùi mạnh, bụi, hóa chất, thời tiết, phấn hoa, ô nhiễm không khí, các tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp.
>>>>>Xem thêm: Ưu điểm khi điều trị u xơ tuyến vú tại Thu Cúc TCI
Tránh các tác nhân gây kích ứng là một trong những cách kiểm soát triệu chứng COPD hiệu quả
– Quản lý kế hoạch điều trị chặt chẽ bao gồm: Sử dụng thuốc, theo dõi triệu chứng, lịch trình thăm khám, khi nào cần sự trợ giúp của đơn vị y tế…
– Kết hợp một chế độ ăn uống phù hợp trong quá trình điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh có thể thở dễ dàng hơn. Ăn một chế độ ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt có thể giúp bệnh nhân mắc COPD thở dễ dàng hơn.
– Tập thể dục thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh, ngay cả khi bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD. Người bệnh có thể tham vấn bác sĩ về các bài tập nên thực hiện, thời gian thực hiện và các hoạt động nên tránh. Bài tập thể dục phù hợp cho bệnh nhân mắc COPD có thể cải thiện cơ thể sử dụng oxy, mức năng lượng, sức mạnh cơ bắp, sức khỏe tim mạch, tình trạng hụt hơi, giảm lo lắng căng thẳng, ngủ ngon hơn…
Trên đây là các thông tin về triệu chứng cũng như cách kiểm soát các triệu chứng giúp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tốt hơn. Hy vọng bài viết đã mang đến thông tin hữu ích cho người bệnh, giúp người bệnh nhận biết được các triệu chứng, dấu hiệu nên đi thăm khám khi có nghi ngờ, và thăm khám, can thiệp điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn khả năng bệnh tiến triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.