Viêm quanh khớp vai là bệnh khá phổ biến là nguyên nhân hàng đầu gây triệu chứng đau khớp vai, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân viêm quanh khớp vai là gì, làm sao để chữa trị hiệu quả?
Bạn đang đọc: Nguyên nhân viêm quanh khớp vai
Nguyên nhân viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là tình trạng tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai khiến người bệnh gặp nhiều hạn chế trong vận động. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này như:
– Các chấn thương do nghề nghiệp (những nghề phải vận động khớp vai nhiều như: lái xe, thợ rèn), do chơi thể thao (bóng bàn, bơi, tennis…) đều có thể gây tổn thương khớp vai. Những chấn thương mạnh sau va đập, bị ngã, hay chống mạnh tay xuống đất cũng là những tác nhân gây co thắt bao khớp, viêm gân, rách bao gân, thậm chí bị đứt gân.
Làm việc với máy tính nhiều, lái xe,.. là những nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai
– Mắc các bệnh như: Viêm màng ngoài tim, Ung thư vòm họng, Nhồi máu cơ tim, Viêm màng phổi, U phổi thùy đỉnh… Các bệnh liên quan đến thần kinh như: Viêm màng não, Chấn thương sọ não, Các bệnh của đốt sống cổ gây chèn ép các rễ thần kinh.
– Một số trường hợp không tìm ra nguyên nhân.
Viêm quanh khớp vai nguy hiểm không?
Nói chung, tiến triển của viêm quanh khớp vai là lành tính, đa số giảm dần rồi khỏi sau vài tuần đến vài tháng, tháng này có thể nhanh hơn nhờ điều trị, có thể lại tái phát.
Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh nhân bị nặng có thể chuyển sang thành đau vai cấp, thậm chí cứng khớp vai. Đặc biệt khi triệu chứng đau khớp quanh vai tồn tại kéo dài dù đã điều trị cần phải nghi ngờ có đứt các gân cơ quay ngắn. Xác định chẩn đoán nhờ chụp cản quang, nếu có thể được chứng minh khi làm thủ thuật ngoại khoa để nối lại.
Tìm hiểu thêm: Nằm lòng các kiến thức cần biết cho người bị đứt gân tay
Khi có triệu chứng đau viêm quanh khớp vai, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và điều trị hiệu quả
Điều trị viêm quanh khớp vai như thế nào?
Khi có triệu chứng đau khớp vai cảnh báo viêm quanh khớp vai người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chữa trị như điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa.
- Điều trị nội khoa bao gồm:
Dùng các loại thuốc chống viêm, chống co thắt cơ. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ uống đủ liệu trình không được tự ý điều chỉnh thuốc khi không có chỉ định.
Vật lý trị liệu: Bệnh nhân có thể chườm lạnh trong giai đoạn cấp tính. Không nên chườm đá trực tiếp trên da, bạn có thể cho đá vào khăn mặt hoặc túi cao su để chườm. Trong giai đoạn cấp không nên chườm nóng vì sẽ làm đau tăng lên. Khi đã qua giai đoạn cấp, người bệnh có thể chườm nóng, chạy tia hồng ngoại hay kích thích điện.
Vận động liệu pháp: Ở giai đoạn đầu, người bệnh nên để vai nghỉ ngơi, ngừng các hoạt động thể thao hoặc làm việc quá sức gây ra tình trạng viêm gân trong vài tuần. Khi khớp đã ổn định người bệnh cần luyện tập bằng những bài tập đơn giản, theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, tập tăng dần về cả thời gian và số lần. Việc tập luyện khớp vai nhằm mục đích: Làm tăng cơ lực và tăng tầm vận động của khớp vai.
>>>>>Xem thêm: Viêm khớp gối trẻ em chữa trị kịp thời
Massgae, châm cứu, bấm huyệt có thể giúp giảm triệu chứng viêm quanh khớp vai
Ngoài ra, phương pháp bấm huyệt, châm cứu cũng mang đến tác dụng tốt trong điều trị viêm quanh khớp vai.
- Điều trị ngoại khoa bao gồm:
Với những người trẻ tuổi, áp dụng cho thể giả liệt nhằm khâu lại gân đứt. Với người già, do tổn thương thoái hóa ở cả những gân lân cận nên chỉ điều trị ngoại khoa nếu việc điều trị nội khoa thất bại.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.