Viêm phổi ở trẻ em rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ dưới 5 tuổi. Viêm phổi là thuật ngữ chung cho tình trạng nhiễm trùng ở phổi do các nguyên nhân như vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Thông thường viêm phổi bắt đầu sau khi nhiễm trùng hô hấp trên (mũi và họng) với các triệu chứng xuất hiện sau 2 – 3 ngày bị cảm lạnh hoặc đau họng.
Bạn đang đọc: Viêm phổi ở trẻ em: những điều cha mẹ nên biết
Dấu hiệu và triệu chứng viêm phổi ở trẻ em
Các triệu chứng viêm phổi khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và nguyên nhân gây bệnh, bao gồm:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Ho
- Nghẹt mũi
- Thở rất nhanh (trong một số trường hợp đây là triệu chứng duy nhất)
- Thở khò khè
- Khó thở
- Nôn
- Tức ngực
- Đau bụng
- Trẻ lười chơi
- Chán ăn (ở trẻ lớn) hoặc ăn kém (ở trẻ sơ sinh) có thể dẫn đến mất nước.
- Trong những trường hợp cực đoan, móng tay và môi chuyển màu xám.
Dấu hiệu của bệnh viêm phổi ở trẻ em thường là sốt cao kéo dài, thở nhanh, tím tái, khó thở, thở khò khè…
Nếu viêm phổi ở phần dưới phổi gần bụng, trẻ có thể bị sốt, đau bụng hoặc nôn mửa nhưng không có vấn đề về hô hấp.
Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường bị bệnh khá nhanh, bắt đầu với cơn sốt cao đột ngột và thở nhanh bất thường.
Trẻ bị viêm phổi do virus có thể sẽ có các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn và ít nghiêm trọng hơn.Triệu chứng thở khò khè có thể nghiêm trọng hơn.
Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm công thức máu có thể xác định nhiễm trùng. Số lượng tế bào bạch cầu tăng khi có nhiễm vi khuẩn. Trong một số trường hợp bác sĩ lấy máu từ ven để nuôi cấy giúp xác định loại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng..
Xét nghiệm nước tiểu
Giúp chẩn đoán viêm phổi gây ra do phế cầu khuẩn và vi khuẩn.
Nuôi cấy đờm
Đờm được lấy từ cơn ho sâu có thể giúp xác định vi khuẩn gây bệnh.
Chụp X-quang ngực
Chụp X-quang ngực giúp nhìn thấy bên trong phổi nhằm xác định mức độ và vị trí của nhiễm trùng.
Chụp CT
Chụp CT (cắt lớp vi tính) cung cấp hình ảnh chi tiết về phổi trong những trường hợp nặng.
Nội soi phế quản
Nội soi phế quản phổi có thể được chỉ định khi người bệnh viêm phổi nặng hoặc tình trạng bệnh không được cải thiện sau khi hỗ trợ điều trị với kháng sinh.
Hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ em
Các bác sĩ thường chẩn đoán viêm phổi sau khi khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ nghe phổi để phát hiện xem có âm thanh bất thường nào không. Trẻ cũng có thể được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như chụp X quang ngực, xét nghiệm máu và (đôi khi) các vi khuẩn trong chất nhầy khi ho.
Trong hầu hết các trường hợp, viêm phổi được hỗ trợ điều trị bằng kháng sinh đường uống ở nhà. Loại kháng sinh được sử dụng phụ thuộc vào loại bệnh viêm phổi. Trong một số trường hợp, các thành viên khác trong gia đình cũng cần phải uống thuốc để phòng bệnh.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu thủ phạm khiến cho trẻ bị viêm tiểu phế quản?
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác như chụp X quang, xét nghiệm máu…để chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em.
Trẻ em có thể được hỗ trợ điều trị tại bệnh viện nếu viêm phổi là do ho gà hoặc viêm phổi do vi khuẩn gây sốt cao và các vấn đề về hô hấp hoặc nếu:
- Trẻ cần liệu pháp thở oxy.
- Nhiễm trùng phổi có thể đã lan ra trong máu.
- Mắc một bệnh mạn tính có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.
- Nôn mửa rất nhiều và không thể uống thuốc bằng miệng.
- Có các đợt viêm phổi thường xuyên.
Hỗ Trợ điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch và hỗ trợ điều trị hô hấp. Các ca nặng hơn có thể sẽ phải hỗ trợ điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Ưu điểm khi hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ tại Bệnh viện Thu Cúc
Khám và hỗ trợ điều trị viêm phổi ở trẻ tại Bệnh viện Thu Cúc người bệnh nhận được nhiều lợi ích:
- Thủ tục đăng ký nhanh gọn, bạn chỉ cần gọi đến số 1900 55 88 92 các chuyên viên sẽ tư vấn và đặt lịch khám giúp bạn.
- Được thăm khám và hỗ trợ điều trị trực tiếp với bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm
- Có thể lựa chọn bác sĩ hỗ trợ điều trị cho mình.
- Trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán chính xác mức độ bệnh từ đó bác sĩ có thể đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị chính xác.
- Quy trình khám chữa bệnh khép kín.
- Được thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.
- Thời gian khám và hỗ trợ điều trị bệnh kéo dài từ 7h – 20h hàng ngày, người bệnh chủ động thời gian.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn có đội ngũ bác sĩ quốc tế giàu kinh nghiệm, tiếp xúc với nhiều nền y tế hiện đại trên thế giới, luôn tư vấn điều trị nhiệt tình, giúp bạn san sẻ nỗi lo về sức khỏe. Xem thêm thông tin chi tiết về đội ngũ bác sĩ quốc tế tại đây.
Chăm sóc trẻ bị viêm phổi ở nhà
Trẻ bị viêm phổi cần được nghỉ ngơi và uống nhiều nước trong khi cơ thể hoạt động để chống lại nhiễm trùng.
Nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn và bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh, hãy cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định. Điều này sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh hơn và ngăn ngừa lây lan sang các thành viên khác trong gia đình. Đối với các trường hợp thở khò khè, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng máy xông hơi hoặc thuốc hít.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sốt xuất huyết mấy ngày thì khỏi, có bị lại không
Tới bệnh viện để thăm khám và hỗ trợ điều trị ngay khi có các dấu hiệu viêm phổi.
Tuyệt đối không dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm không cần kê đơn cho trẻ dưới 6 tuổi.
Kiểm tra thân nhiệt của trẻ ít nhất mỗi lần mỗi sáng và mỗi tối. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ bị sốt cao hơn 38 độ C. Kiểm tra môi và móng tay của trẻ để đảm bảo luôn hồng hào. Nếu môi và móng tay chuyển màu xám, cần tới bệnh viện để thăm khám ngay. Vì đây là dấu hiệu cho thấy phổi bị thiếu oxy.
Ý kiến người bệnh
Anh Trần Hải Nam (32 tuổi – Ninh Bình) chia sẻ: “Con trai tôi bị viêm phổi và tôi đưa đến Bệnh viện Thu Cúc để hỗ trợ điều trị. Tôi rất ấn tượng với tác phong làm việc của bệnh viện, rất chuyên nghiệp và thân thiện. Cơ sở vật chất hiện đại và bác sĩ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, con tôi nhanh chóng hồi phục”.
Các thông tin về cách chữa bệnh viêm phổi chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.