Trẻ sơ sinh bị vàng da và những điều bố mẹ cần biết

Vàng da là một tình trạng sức khỏe tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, vàng da không nguy hiểm và có thể tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, vẫn tồn tại trường hợp, vàng da tiến triển đến một số biến chứng tai hại, nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, trẻ sơ sinh bị vàng da phải làm sao, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI để biết thông tin chi tiết, bố mẹ nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị vàng da và những điều bố mẹ cần biết

1. Khái niệm vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là tình trạng da các vùng mắt (bao gồm kết mạc và củng mạc), mặt, ngực, bụng, tay, chân,… của trẻ bị vàng. Thông thường, tình trạng vàng da sẽ xuất hiện sau 2 – 3 ngày sau sinh và có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh thiếu tháng (sinh trước 37 tuần tuổi) bị vàng da.

Trẻ sơ sinh bị vàng da và những điều bố mẹ cần biết

Vàng da là tình trạng da các vùng mắt, mặt, ngực, bụng, tay, chân,… của trẻ bị vàng

2. Nguyên nhân và phân loại vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo chuyên gia, nguyên nhân khởi phát tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là sự tích tụ billirubin trong máu. Billirubin có màu vàng, là sắc tố mật chính, hình thành từ sự thoái giáng heme trong tế bào hồng cầu. Gan là cơ quan có chức năng loại bỏ billirubin. Gan loại bỏ billirubin bằng cách di chuyển chúng từ máu vào ruột rồi tống chúng ra ngoài. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, chức năng gan chưa hoàn thiện, hoạt động loại bỏ billirubin vì thế mà diễn ra chưa hiệu quả. Vàng da do billirubin tich tụ trong máu là vàng da sinh lý

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cũng có thể bị vàng da do: Nhiễm khuẩn huyết, các bệnh lý liên quan đến hồng cầu, các bệnh lý liên quan đến gan, thiếu men G6PD, cơ thể xuất huyết bất thường, không tương thích nhóm máu với mẹ (như bất đồng nhóm máu ABO, Rh,…). Vàng da do những nguyên nhân này là vàng da bệnh lý.

3. Biến chứng vàng da ở trẻ sơ sinh

Với vàng da sinh lý, bilirubin ứ đọng trong máu ở mức độ thấp nên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Còn với vàng da bệnh lý, bilirubin ứ đọng trong máu vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp, bilirubin có nguy cơ thấm vào não, gây tổn thương não không phục hồi.

4. Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất trong vài tuần mà không cần can thiệp y tế. Còn vàng da bệnh lý thì không. Để ngăn ngừa tuyệt đối nguy cơ vàng da bệnh lý biến chứng đến não, trong vòng 7 ngày sau sinh, trẻ phải được điều trị với chuyên gia. Vàng da bệnh lý thường đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường như: Sốt cao, nôn trớ, phân bạc màu, bỏ bú, quấy khóc,… Bố mẹ có thể sử dụng những triệu chứng này để phân biệt vàng da bệnh lý – vàng da sinh lý và kịp thời tiến hành xử trí.

Tìm hiểu thêm: Lưu ý trong cách chữa bệnh hen phế quản ở trẻ em

Trẻ sơ sinh bị vàng da và những điều bố mẹ cần biết

Sốt cao là một triệu chứng của vàng da bệnh lý

Về phương pháp điều trị vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh, chúng ta có:

– Chiếu đèn: Đây là phương pháp điều trị vàng da bệnh lý được sử dụng rộng rãi nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất. Các bilirubin tự do sẽ được ánh sáng từ đèn chiếu chuyển thành các bilirubin tan trong nước và chúng sẽ được đào thải ra ngoài qua nước tiểu và phân. Thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ được đặt nằm, dưới đèn chiếu, chỉ mặc tã và được che mắt cẩn thận. Thay vì đèn chiếu, đôi khi trẻ cũng được đặt nằm trên một chiếc chăn đèn sợi quang. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nặng, cả chiếu đèn và chăn đèn sợi quang sẽ được sử dụng để điều trị cho trẻ.

– Truyền máu: Trường hợp trẻ vàng da nghiêm trọng, chỉ số billirubin máu cao trên 20%, tình trạng vàng da lan tỏa nhanh chóng đến lòng bàn tay, lòng bàn chân, trẻ có biểu hiện ảnh hưởng hệ thần kinh (trẻ ngủ li bì hoặc tỉnh nhưng lơ mơ), phương pháp truyền máu sẽ được chuyên gia chỉ định cho trẻ. Với phương pháp này, máu chứa billirubin của trẻ sẽ được thay thế bởi một lượng nhỏ máu không chứa billirubin.

– Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIg): Phương pháp này được tiến hành khi trẻ có tình trạng tán huyết miễn dịch do bất đồng nhóm máu với mẹ. Bằng cách tiêm immunoglobulin tĩnh mạch, tình trạng kháng thể tấn công hồng cầu ở trẻ sẽ được ngăn chặn. Từ đó, tình trạng vàng da ở trẻ sẽ được cải thiện.

Bên cạnh những phương pháp phía trên, bố mẹ nên thực hiện các lưu ý sau để hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da ở trẻ:

– Cung cấp cho trẻ một nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh bị vàng da và những điều bố mẹ cần biết

>>>>>Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ cần được cung cấp một nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng

– Tăng cữ bú cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đủ nước. Cụ thể, trong tuần đầu sau sinh, trẻ nên được bú 8 – 12 cữ một ngày. Nên cho trẻ bú khi trẻ đói. Trường hợp đến cữ bú mà trẻ ngủ, mẹ nên đánh thức trẻ dậy.

– Trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ nên lựa chọn sữa công thức cho trẻ theo tư vấn của chuyên gia.

– Giữ ấm và vệ sinh cho trẻ kỹ lưỡng, đặc biệt là vùng rốn.

– Không để trẻ nằm trong phòng thiếu sáng liên tục.

Phía trên là toàn bộ thông tin bố mẹ cần biết về vàng da ở trẻ sơ sinh. Hy vọng rằng với chúng, bố mẹ có thể phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý; từ đó xử trí kịp thời, hạn chế tối đa những hệ lụy đáng tiếc không nên có. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp chi tiết về vấn đề trẻ sơ sinh bị vàng da, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bố mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *