Để có sức khỏe tốt hơn và đáp ứng điều trị hiệu quả, người bệnh hen suyễn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và phù hợp. Dưới đây là tổng hợp những thực phẩm người bệnh hen suyễn nên kiêng và nên bổ sung.
Bạn đang đọc: Gợi ý những thực phẩm người bệnh hen suyễn nên kiêng dịp Tết
1. Những thực phẩm người bệnh hen suyễn nên bổ sung trong chế độ ăn
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe và hạn chế nguy cơ bệnh tật, trong đó có bệnh hen suyễn. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bệnh hen suyễn bao gồm:
– Những nhóm chất đạm, chất béo và đường: Người bệnh nên ăn uống đủ chất và điều hòa nhóm dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm từ thịt, trứng, sữa, cá… Các chất này có thể cung cấp nhiều năng lượng và ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường… đồng thời cũng có lợi đối với bệnh nhân hen suyễn.
– Rau xanh và quả tươi: Người bệnh nên bổ sung nhiều rau củ quả có nhiều vitamin C như cam, ổi, xoài, thanh long, cần tây, ớt chuông, rau dền, mồng tơi, cải xanh… Các loại rau củ này chứa nhiều chất xơ, bảo vệ phổi khỏi áp lực khí quản và tổn thương đồng thời tốt cho tim mạch.
Người bệnh hen suyễn nên bổ sung nhiều loại rau củ quả tươi
– Những nhóm thực phẩm giàu beta caroten từ gấc, cà rốt, đu đủ, khoai lang, bí đỏ… và vitamin E từ dầu thực vật và các loại đậu để tăng cường chức năng hô hấp. Người bệnh hen suyễn nên bổ sung các loại hành tây, nghệ, gừng, bông cải, rau thơm… để tăng cường đề kháng và bảo vệ chức năng hô hấp.
– Bổ sung canxi để kiểm soát triệu chứng hen suyễn.
2. Người bệnh hen suyễn nên kiêng ăn những gì?
2.1 Vì sao người bệnh hen suyễn nên kiêng một số thực phẩm?
Mỗi thực phẩm khi nạp vào cơ thể có thể đem lại lợi ích hoặc tác hại khác nhau. Cơ chế dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu và cải thiện tình trạng sức khỏe của mỗi người từ đó đem đến sức đề kháng, hệ miễn dịch và công dụng cho sức khỏe khác nhau.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh hô hấp nói chung và bệnh hen suyễn nói riêng, chế độ ăn góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tổng quan và quá trình điều trị bệnh.
Thực hiện một chế độ ăn khoa học với kiêng khem hợp lý có thể giúp người bệnh tăng cường sức khỏe tổng quan của cơ thể, chống lại bệnh tật. Đồng thời cũng giúp cải thiện sức khỏe hô hấp và góp phần cải thiện tình trạng bệnh trong quá trình điều trị.
2.2 Những thực phẩm người bệnh bị hen suyễn nên kiêng là gì?
Những loại nước đóng chai
Nằm top đầu trong danh sách thực phẩm người bệnh hen suyễn nên tránh là các loại nước đóng chai, đặc biệt là nước cam và nước chanh. Các loại nước này đều có hàm lượng chất phụ gia, hóa chất và hương vị nhân tạo cao ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thay vì uống những loại nước giải khát này, người bệnh có thể cân nhắc dùng cam hoặc chanh tươi để hạn chế bệnh đồng thời từ đó bảo vệ các nhóm cơ của hệ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn.
Đồ uống có chứa cồn
Người bệnh hen suyễn có thể cảm thấy khó thở sau khi uống rượu, bia. Đó là bởi đây là loại đồ uống có thể ảnh hưởng tới chức năng của hệ thần kinh và các cơ quan hô hấp nên người bệnh hen suyễn cần hạn chế sử dụng loại đồ uống này. Nếu bắt buộc cần uống, bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ và không nên uống liên tục.
Tìm hiểu thêm: [Có thể bạn chưa biết] Thức khuya dễ mắc bệnh đường hô hấp
Nên kiêng các loại đồ uống có cồn nếu bệnh nhân đã hoặc đang có bệnh hen suyễn
Các loại đồ ăn sấy khô
Các loại trái cây sấy khô đều được bảo quản với các chất Sulphite – một nhóm hóa chất có khả năng hô hấp cao, bệnh nhân hen suyễn cần lưu ý tránh chất này. Trái cây và rau củ sấy khô phổ biến và điển hình nhất người bệnh cần tránh bao gồm: nho khô, dứa, rau đóng hộp, mơ, anh đào, hồng…
Những loại đồ ăn ngâm chua
Các loại đồ ăn muối chua đều có phản ứng với Sulphite, đặc biệt là: dưa muối, cà muối, kim chi. Trong đó, một số loại nước lên men cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh hen suyễn, đặc biệt là các loại nước nho và rượu vang.
Các loại thực phẩm đông lạnh đã qua đóng gói
Đồ đông lạnh và đồ ăn đóng gói/ đóng hộp sẵn thường có chứa nhiều Sulphite và chất bảo quản không có lợi cho người bệnh hen suyễn. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm như: hải sản/thịt đông lạnh, khoai tây chiên, đồ ăn nhẹ…
Những loại đồ ăn có thể dẫn tới các cơn dị ứng
Những thực phẩm có thể khiến cơn hen suyễn bùng phát có thể kể đến gồm: lúa mì, đậu nành, lạc, tôm, sữa bò, cua… Người bệnh hen suyễn nên kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm này để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Một số loại đồ ăn chứa hàm lượng Sulfite cao
Trong những thực phẩm này, có hàm lượng Sulphite cao bao gồm: măng tây, tỏi, trứng, hẹ, ngô, tỏi tây, rau diếp, cá hồi, đậu nành, cà chua… Người bệnh hen suyễn có thể bổ sung những thực phẩm này nhưng nên điều chỉnh hàm lượng phù hợp, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Sự nguy hại của không khí ô nhiễm và cách bảo vệ hệ hô hấp
Người bệnh hen suyễn cần được bác sĩ tư vấn kĩ hơn về chế độ ăn uống và sinh hoạt
Những triệu chứng phổ biến khi người bệnh dị ứng với đồ ăn có thể bao gồm: nổi mề đay, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban… Khi người bệnh bi dị ứng thực phẩm có thể xuất hiện những triệu chứng tương tự như khi khởi phát một cơn hen suyễn, gồm ho và thơ khò khè. Người bệnh nên chủ động trao đổi với bác sĩ để được xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu tránh những thực phẩm dị ứng với mỗi người để chủ động phòng ngừa.
Bệnh hen suyễn rất nguy hiểm nên người bệnh cần chú ý về vấn đề ăn uống và chăm sóc. Trên đây, chúng tôi đã liệt kê những thực phẩm người bệnh hen suyễn nên kiêng đồng thời gợi ý một số thực phẩm hữu ích nên bổ sung. Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò thiết yếu trong tăng cường đề kháng và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh nên bạn cần chú ý lên thực đơn khoa học mỗi ngày.
Nếu cần tư vấn với chuyên gia, bạn có thể để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.