Lao là bệnh lý nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường cho sức khỏe. trong đó có bệnh lao xương khớp. Bệnh chiếm đến 1/5 trên tổng số các ca bệnh lao phổi và tại Việt Nam, đa số bệnh nhân lao xương khớp bị mắc bệnh lao xương cột sống, lao khớp… Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin tổng quan về căn bệnh lao nguy hiểm này.
Bạn đang đọc: Bệnh lao xương cột sống và “tất tần tật” điều cần biết
1. Tổng quan những thông tin cần biết về bệnh lao ở xương cột sống
1.1 Khái niệm bệnh lao xương cột sống là bệnh gì?
Lao cột sống hay bệnh mục xương sống là một dạng bệnh lao ngoài phổi thường gặp đối với hệ vận động. Nhưng ngày nay bằng sự phát triển của y học hiện đại có thể tìm ra giải pháp chữa khỏi bệnh nếu được phát hiện sớm.
Lao cột sống xảy ra khi tình trạng viêm đốt sống-đĩa đệm do vi khuẩn lao. Nếu mắc bệnh thì cột sống sẽ bị vi khuẩn lao từ phổi hoặc cơ quan tiêu hóa theo đường máu hay hệ thống hạch bạch huyết để xâm lấn tới cơ xương khớp của người bệnh.
Bệnh lao ở xương cột sống là bệnh lý nguy hiểm khi vi khuẩn lao tấn công đến hệ xương khớp
Điều này rất nguy hiểm bởi loại vi khuẩn này có thể tấn công và khiến người bệnh bị ảnh hưởng chức năng vận động dẫn tới sinh hoạt không thuận tiện. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao cột sống thường là những người có tiền sử bệnh lao phổi hay tiếp xúc với những người mắc bệnh lao phổi nhiều.
Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm, hút thuốc lá và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng có thể dẫn tới hình thành bệnh lý này.
1.2 Những dấu hiệu điển hình của bệnh lao xương cột sống cần lưu ý
Bệnh lao cột sống có thể âm thầm phá hủy những thân đốt sống âm thầm và những triệu chứng của bệnh thường chậm và có xu hướng tương tự như bệnh lao phổi dẫn tới nhiều bệnh nhân chủ quan và tự mua thuốc điều trị triệu chứng của bệnh.
Dưới đây là 5 triệu chứng của bệnh lao xương khớp nói chung và lao xương cột sống nói riêng người bệnh cần biết:
– Đau ở đốt sống tổn thương: Thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ nhưng đau tăng từ chiều và đêm. Cơn đau thường từ khu vực đốt sống ở ngực hay chính là lao cột sống ngực. Nếu cơn đau càng quằn quại càng chứng tỏ cột sống đang bị phá hủy nặng nề, có thể kèm theo cơn co giật.
Tìm hiểu thêm: Mức nguy hiểm của 8 loại u xơ tử cung theo FIGO
Người bệnh thăm khám và điều trị lao xương cột sống tại Thu Cúc TCI
– Chân tay bị teo: Chân nhỏ lại đặc biệt là ở những vùng ngoài cẳng chân hoặc bắp chân, đây là biểu hiện của lao cột sống thắt lưng. Đi cùng với đó người bệnh có thể liệt vận động chân khi bị chèn ép tủy sống, tuy nhiên thường xuất hiện tương đối muộn.
– Rối loạn biến dưỡng da, móng, lông nếu có dấu hiệu rễ thần kinh bị chèn ép
– Ổ bụng dưới phồng lên khi áp xe chui qua dây chằng bẹn đến đùi và áp xe có thể xuất hiện ở cả sau mông, vùng u tọa, mặt ngoài đùi, vùng tam giác Petit ở mào chậu phía sau. Nếu áp xe quá lớn có thể khiến người bệnh dò mủ dưới da.
– Liệt vận động hai chân hoặc liệt vận động tứ chi bởi lao cột sống ngực thấp.
1.3 Bệnh lao cột sống có lây không và lây như thế nào?
Bởi vi khuẩn lao xâm nhập vào trong xương khớp của cơ thể nên bệnh hoàn toàn có thể lây truyền từ người bệnh đến người khỏe mạnh nếu không có phương hướng phòng ngừa bệnh phù hợp.
Nếu vi khuẩn lao xâm nhập vào trong cơ thể và hệ thống tuần hoàn máu có thể dẫn tới các cơ quan xương khớp từ đó phá hủy hệ thống xương khớp nơi mà vi khuẩn trú ngụ.
Tuy nhiên, so với vi khuẩn lao phổi, lao cột sống có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn.
2. Chẩn đoán và điều trị bệnh lao cột sống tùy theo từng trường hợp bệnh
2.1 Các phương pháp chẩn đoán bệnh lao cột sống hiện nay
Nhờ công nghệ y học phát triển, hiện nay, người bệnh có thể chẩn đoán sớm bệnh thông qua các phương pháp sau:
– Chụp X quang phản ánh hình ảnh tổn thương lao, nhất là ở đĩa đệm. Khi bệnh nhân mắc bệnh có thể khiến đĩa đệm hẹp lại và nếu bệnh tiến triển, các thân đốt sống dính sát vào nhau và bờ thân đốt sống trên và dưới sẽ bị phá hủy tạo thành các hang lao. Bệnh nhân mắc lao cột sống thường không bị dày xương hay ngà xương và thường ít gặp dối với cung sau đốt sống.
– Những xét nghiệm khác để chẩn đoán lao cột sống: phản ứng Mantoux(+), tốc độ máu trắng…
2.2 Phương pháp để điều trị bệnh lao cột sống hiện nay
Bệnh lao cột sống hiện nay đã có thể điều trị khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Hiện nay, chữa lao cột sống có thể có các cách như sau:
– Dùng thuốc chống lao: dùng theo phác đồ tương tự lao phổi, có thể uống hoặc tiêm. Kết hợp với phác đồ thuốc, bệnh nhân cần có sự nghỉ ngơi ở giường cứng khoảng 4-5 tuần và duy trì chế độ tập luyện với hướng dẫn của bác sĩ đối với cứng khớp. Với ổ áp xe lớn chèn đến tủy cần thực hiện phẫu thuật nhanh chóng để xử lý.
– Xử lý với các vấn đề về cột sống thông qua: mang vác vật nặng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc giảm đau…
>>>>>Xem thêm: Tại sao uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp
Người bệnh lao cột sống nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động quá sức
Đồng thời, để phòng ngừa sớm bệnh la cột sống, người bệnh cần lưu ý những phương pháp như sau:
– Thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế ăn đồ chiên xào dầu mỡ, bỏ hút thuốc lá
– Hạn chế tiếp xúc hoặc khi tiếp xúc cần có biện pháp phòng tránh lây nhiễm với bệnh nhân lao phổi
– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị bệnh ngay từ khi mới khởi phát
– Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ lao xương cột sống, bạn cần đến các cơ sở y tế để được khám bệnh và chữa bệnh sớm.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về loại bệnh lao nguy hiểm này, người bệnh có thể tham khảo thông tin để có cái nhìn khách quan về bệnh đồng thời có hướng xử lý phù hợp nếu không may gặp phải căn bệnh này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.