Nổi hạch nói chung và nổi hạch ở sau tai nói riêng đều là những hiện tượng không bình thường của cơ thể, được xem như tín hiệu của cơ thể phát ra nhằm cảnh báo cơ thể đang gặp rắc rối về sức khỏe. Vậy hiện tượng nổi hạch sau tai vì sao mà có và chúng có nguy hiểm hay không?
Bạn đang đọc: Nổi hạch ở sau tai, cẩn trọng mối đe dọa sức khỏe
1. Nổi hạch sau tai là hiện tượng gì ?
Hình ảnh nổi hạch ở sau tai
Với một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy những hạch nhỏ nổi lên bề mặt da. Vì vậy hiện tượng nổi hạch nói chung đều cho biết bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Hạch nói chung là những tổ chức nhỏ li ti, được biết đến với tên gọi đầy đủ là hạch bạch huyết. Trong hạch chứa rất nhiều tế bào bạch cầu có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân có hại bằng cách nào đó xâm nhập trái phép vào cơ thể như virus, vi khuẩn, Các hạch này có vai trò giống như trạm kiểm soát các hoạt động của cơ thể tại các vị trí xung yếu như sau tai, cổ, nách, bẹn,… Xét về bản chất, các hạch bạch huyết là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Khi có tác nhân gây hại xâm nhập, hạch bạch huyết bắt giữ và tiêu diệu các virus, vi khuẩn này. Đồng thời, khi các xác các vi sinh vật bị tiêu diệt, chúng được tích tụ tại hạch bạch huyết. Trong trường hợp lượng xác virus, vi khuẩn quá nhiều sẽ khiến hạch sưng lên gây nên hiện tượng nổi hạch. Đồng thời, thông qua đó, chúng ta cũng biết được cơ thể đang bị tấn công và cần tìm ra nguyên nhân để xử lý, điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện tượng nổi hạch sau tai là hiện tượng một hoặc nhiều hạch thuộc chuỗi hạch dẫn lưu từ tai xuống cổ bị sưng lên, liên quan trực tiếp tới việc tiêu diệt vi sinh vật gây hại xâm nhập vùng đầu cổ, tai. Các hạch này có kích thước rất khác nhau, từ nhỏ như hạt gạo đến lớn như đầu ngón tay.
1.1. Nổi hạch ở sau tai lành tính
Tình trạng nổi hạch lành tính là cơ chế tiêu diệt vi khuẩn bình thường của cơ thể. Hạch thường chỉ có kích thước dưới 1cm và kích thước nhỏ dần rồi biến mất. Thời gian nổi hạch không kéo dài, thường chỉ tối đa 3 – 4 ngày, hạch có thể di chuyển. Trong nhiều trường hợp bạn có thể nhầm lẫn hạch với các tình trạng khác: mụn trứng cá sau tai với nổi hạch hay các u mỡ thông thường.
1.2. Nổi hạch ở sau tai ác tính
Tìm hiểu thêm: Viêm amidan hốc mủ là gì? gây ra nhiều biến chứng
Tình trạng nổi hạch sau tai kèm theo các cơn đau , hạch to dần và không di chuyển được cần nhanh chóng thăm khám tìm ra nguyên nhân
Bên cạnh tình trạng nổi hạch sau tai bình thường thì nổi hạch sau tai ác tính khi có những đặc điểm như: nổi hạch kéo dài không biến mất, thay vì giảm kích thước thì hạch có xu hướng lớn dần và khó di chuyển.
2. Các triệu chứng đi kèm cần lưu ý của hiện tượng nổi hạch ở sau tai
Trong một số trường hợp rất ít, hiện tượng nổi hạch sau tai không đáng lo ngại. Phần lớn các hạch này không đau, mềm và thường biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng nổi hạch kèm theo các triệu chứng sau đây thì bạn cần cảnh giác:
– Hạch có cảm giác cứng, có nhân khi sờ vào;
– Hạch sưng và đau khi cử động vùng cơ tại vị trí xung quanh hạch hoặc khi chạm vào;
– Nổi hạch kèm theo tình trạng sốt;
– Nuốt vướng, nuốt khó và kèm cảm giác đau;
– Khu vực da xung quanh nóng và tấy đỏ;
– Nổi hạch kèm theo tình trạng khó thở, ho có đờm, đau rát cổ họng;
– Nổi hạch kèm theo sụt cân trong thời gian gần đây.
Lời khuyên cho mọi người khi thấy nổi hạch sau tai và có một trong các triệu chứng trên là hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín thăm khám và tìm ra nguyên nhân bởi đây là những dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm với cơ thể.
3. Nổi hạch sau tai, cẩn trọng mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng
Như đã trình bày ở trên, nổi hạch sau tai đi kèm những dấu hiệu bất thường là tín hiệu nguy hiểm về sức khỏe.
3.1. Cảnh báo nguy cơ ung thư
Ung thư là nỗi sợ của không ít người bởi bệnh thường tiến triển âm thầm, khó phát hiện và ở giai đoạn cuối thì gần như việc điều trị là vô cùng khó khăn.
Nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp nguy hiểm và được liệt vào dạng hạch ác tính. Giai đoạn đầu, các hạch này tỏ ra rất “hiền tính” không gây đau. Song, theo thời gian, các hạch này to dần, và mất đi khả năng di động, bám chặt vào sau tai.
Khi có dấu hiệu này, bạn hãy nhanh chóng tới thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhé!
>>>>>Xem thêm: Cách chữa đau rát cổ họng không dùng thuốc
Hãy tới thăm khám bác sĩ khi tình trạng hạch sau tai không mất sau 3 – 4 ngày
3.2. Cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng
Như đã đề cập ở phần trên, hạch là nơi bắt giữ các vi khuẩn, virus xâm nhập. Chính vì thế khi hạch bị sưng là dấu hiệu cho biết cơ thể đang bị nhiễm trùng. Điều này lý giải vì sao khi mắc các bệnh vùng họng (viêm họng, viêm amidan, …), bệnh sởi, thủy đậu,… có thể gây nên tình trạng sưng hạch sau tai. Ngược lại, khi đang mắc các bệnh này bạn xuất hiện tình trạng sưng hạch hãy cẩn trọng bởi điều đó cho thấy tình trạng bệnh đang trở nên nghiêm trọng, cần tới cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay. Nếu trình trạng bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm. Tình trạng hạch này phần lớn sẽ biến mất nếu bệnh lý gây viêm được điều trị triệt để.
3.3. Cảnh báo các bệnh bạch huyết
Hạch sau tai và các mạch bạch huyết thuộc hệ bạch huyết vùng cổ tai. Trong quá trình lọc độc tố, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể nếu mạch bạch huyết bị vỡ sẽ dẫn đến tình trạng hạch cũng bị sưng lên và bị viêm. Trong trường hợp này, hạch thương to, sưng đau và rất khó di chuyển, chính vì thế, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, người mắc các bệnh lý liên quan tới u bã nhờ cũng sẽ gây nên tình trạng sưng hạch sau cổ.
Tóm lại hiện tượng nổi hạch ở sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi xuất hiện tình trạng này, bạn tuyệt đối không nên chủ quan, nhất là khi sau từ 3 – 4 này tình trạng nổi hạch không biến mất hoặc thường xuyên bị nổi hạch. Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là tới thăm khám chi tiết và luôn duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.