Ngộ độc thức ăn ở trẻ em thường có tính chất nguy hiểm hơn người lớn bởi cơ thể trẻ còn non yếu chưa đủ khả năng xử lý những tác động từ các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật… Chính vì thế, khi thấy trẻ có các dấu hiệu của ngộ độc thức ăn cần đưa trẻ đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Khám và điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Ngộ độc thức ăn là gì?
Ngộ độc thức ăn là tình trạng trẻ ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm vi sinh vật hay động tố tự nhiên và các hóa chất độc.
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em thường có tính chất nguy hiểm hơn ở người lớn do cơ thể trẻ còn rất non yếu chưa đủ khả năng để xử lý những tác động từ các loại vi khuẩn, virus, vi sinh vật…
Ngộ độc thức ăn ở trẻ nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng rối loạn nhịp tim, hô hấp, hạ đường huyết, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.
- Trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
- Vi khuẩn: Vi khuẩn Campylobacter, Salmonella và Escherichia. Đặc điểm của ngộ độc thức ăn do vi khuẩn là sau ăn khoảng 12 – 72h, trẻ sẽ có các biểu hiện ngộ độc.
- Virus: Các loại virus gây ngộ độc phổ biến nhất là norovirus hoặc rotavirus. Hiện virus rotavirus đã có vắc – xin phòng ngừa.
- Ký sinh trùng: Do ăn phải thức ăn tái sống, chưa qua chế biến. Ngoài ra, một số loại ký sinh trùng ở đường ruột của chó mèo có thể đi theo đường phân để nhiễm vào thức ăn, chân tay của trẻ gây ngộ độc.
- Độc tố tự nhiên: Một số loại nấm độc, cá nóc … có chứa độc tố tự nhiên có thể gây ngộ độc thức ăn cho trẻ.
Tìm hiểu thêm: Viêm màng phổi ở trẻ: Những điều bố mẹ phải biết
- Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng.
- Tác nhân khác gồm: Nguồn nước uống không đảm bảo, thực phẩm bị nhiễm độc trong quá trình nuôi trồng, chế biến, nấm mốc, các chất phụ gia…
Phân loại ngộ độc thức ăn ở trẻ em
- Ngộ độc cấp tính
Sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn từ 1h – 3 ngày, trẻ sẽ có biểu hiện ngộ độc. Ngộ độc thức ăn cấp tính thường trong thời gian ngắn và rất nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời.
- Ngộ độc mạn tính
Ngộ độc mạn tính thường không biểu hiện ra các triệu chứng rõ ràng ngay sau khi ăn. Các độc tố được hấp thụ vào cơ thể sẽ tích tụ dần ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, lâu dần có thể gây nhiều bệnh tật hay ung thư khi trẻ lớn lên.
Ngộ độc mạn tính thường do các hóa chất độc hại có trong thực phẩm như các loại hóa chất bảo vệ thực vật, chất phụ gia, chất bảo quản…
Triệu chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ em
-Sốt
-Nôn hoặc buồn nôn
-Tiêu chảy, tiêu chảy lẫn máu
-Đau bụng
-Mệt mỏi
-Chán ăn
Khám và điều trị ngộ độc thức ăn ở trẻ em
-Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn ở thể nhẹ, cha mẹ có thể gây nôn cho trẻ bằng cách móc họng càng sớm càng tốt. Chú ý nên thực hiện nhẹ nhàng, đặt trẻ nằm đầu thấp và hơi nghiêng để không bị sặc. Nếu bị sặc lên mũi, cha mẹ cần dùng miệng hút ra để trẻ không bị khó thở gây nguy hiểm. Nếu có dấu hiệu nôn nhiều, bỏ bú, mất nước… thì nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị bởi chậm trễ có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết, rối loạn điện giải, co giật thậm chí là nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nếu ở thể nặng.
-Các bác sĩ sẽ hỏi về các loại thức ăn mà bé đã ăn, các triệu chứng ngộ độc và có thể sẽ đưa ra các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nước tiểu,…
-Để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, ngoài gây nôn, các bác sĩ có thể chỉ định rửa ruột, than hoạt tính và cho sử dụng thuốc Sodium thiosulfate nếu có biểu hiện nặng, sốc…
-Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở…. trong giai đoạn đầu và giảm dần từ 2 – 4 giờ trong 48h sau điều trị để xác định hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi ở trẻ.
>>>>>Xem thêm: Trẻ nhỏ bị cảm lạnh và những điều cha mẹ cần biết
- Khi trẻ có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu xử trí sớm.
Ưu điểm khám và điều trị ngộ độc thức ăn cho trẻ tại Bệnh viện viện Thu Cúc
- Trẻ được thăm khám và và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm và đội ngũ điều dưỡng, nhân viên y tế tận tình, chu đáo
- Được trải nghiệm hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, hỗ trợ tốt quá trình thăm khám và điều trị bệnh
- Được thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định để tiết kiệm chi phí
- Thời gian làm việc kéo dài từ 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần
Phòng tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Để ngộ độc thức ăn không tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ nhỏ, cha mẹ cần có các biện pháp phòng tránh hiệu quả như:
-Đảm bảo chất lượng đồ ăn cho trẻ, không ăn đồ tái sống, thực phẩm ôi thiu hay nhiều hóa chất, chất bảo quản
-Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn dễ bị ngộc độc như sắn, khoai mì, các nóc…
-Bảo quản đồ ăn tốt, tránh nhiễm khuẩn chéo
-Tạo thói quen rửa tay thường xuyên cho trẻ nhỏ
-Không cho chó mèo tiếp xúc trực tiếp với trẻ
Ý kiến người bệnh
Chị Nguyễn Thu Hằng – Tây Hồ, Hà Nội: “Tôi từng cho con khám và điều trị ngộ độc thức ăn tại Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Tôi rất hài lòng về chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Bác sĩ giỏi, nhẹ nhàng, tâm lý; phục vụ chu đáo, tận tình, chi phí khám chữa bệnh phù hợp lại được thanh toán BHYT.”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.