Răng số 7 đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày bởi vì phần chân răng thường có 2-3 chân răng chắc khỏe, chịu lực tốt. Tuy nhiên, do nó ở trong cùng, khó vệ sinh nên rất dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng, trong đó triệu chứng điển hình nhất là đau răng số 7. Vậy đây là hiện tượng cảnh báo cho bệnh lý nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Đau răng số 7: các nguyên nhân và cách khắc phục
1. Những tác động của việc răng số 7 bị đau
Răng số 7 bị đau sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và tác động đến các răng xung quanh
Răng số 7 thuộc nhóm răng cối lớn nằm ở vị trí sâu bên trong khung hàm và đóng vai trò quan trọng trong việc quá trình nghiền thức ăn nên khi đau nhức ở răng này sẽ có những tác động nhất định:
– Nhai nghiền thức ăn bị ảnh hưởng: những cơn đau có thể khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng.
– Sức khỏe, tinh thần của người bệnh bị mệt mỏi do phải chịu đựng những cơn đau nhức gây ra. Nếu để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân rơi vào tình trạng: sụt cân, thiếu dinh dưỡng, stress….
– Tác động đến cấu trúc răng xung quanh: vi khuẩn gây đau răng 7 có thể lây lan sang những răng xung quanh. Ngoài ra nó còn là tiền đề để hình thành nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: áp xe răng, viêm nha chu, viêm tủy….
2. Bị đau nhức răng số 7 nguyên nhân do đâu?
2.1 Đau răng số 7 do sâu răng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất bởi vì răng số 7 là răng nằm ngay cạnh răng số 8, răng số 8 có thể mọc lệch và húc vào răng số 7 dẫn tới hiện tượng sâu răng này.
Hơn nữa, lỗ sâu ở răng số 7 thường nằm ở khu vực mặt bên nên rất để khó phát hiện bằng mắt thường. Khi bị sâu răng số 7 ở giai đoạn đầu thường người bệnh sẽ không gặp phải bất cứ triệu chứng gì, một số ít người có thể gặp triệu chứng gợi ý là hay bị vướng thức ăn giữa kẽ răng số 7 và răng số 8. Khi bệnh sâu răng tiến triển nặng hơn, răng số 7 bắt đầu có tình trạng ê buốt khi ăn, cơn đau xuất hiện liên tục kể cả không ăn uống gì.
Trong trường hợp này, tùy theo giai đoạn của sâu ở răng số 7 và nguyên nhân gây ra sâu răng để điều trị thích hợp. Với trường hợp sâu ở giai đoạn đầu có thể bệnh nhân chỉ cần hàn răng, dùng thuốc. Nếu nguyên nhân là do răng số 8 mọc lệch thì sẽ phải nhổ bỏ còn trường hợp sâu nặng thì cần tiến hành chữa tủy và bọc răng sứ.
2.2 Đau răng số 7 do bị mòn răng
Răng số 7 chịu trách nhiệm chính trong quá trình nhai nghiền nên khi càng lớn tuổi răng số 7 có thể bị mòn dẫn tới đau nhức khi ăn nóng lạnh, ê buốt khi đánh răng, khi hít gió vào. Hiện tượng này rất khó tránh khỏi nên người bệnh không cần quá lo lắng trong vấn đề điều trị.
Để khắc phục ê buốt răng số 7 nguyên nhân do mòn răng, người bệnh chỉ cần hạn chế ăn các thực phẩm dai, cứng kết hợp sử dụng các loại kem đánh răng đặc trị chống ê buốt, sau một thời gian tình trạng sẽ được cải thiện. Nếu không khỏi, bác sĩ nha khoa sẽ điều trị bằng cách hàn cổ răng số 7 bằng composite.
2.3 Ê nhức răng số 7 do bị nứt răng.
Tìm hiểu thêm: Bảng giá trồng răng Implant: Phân tích chuyên sâu và cập nhật
Nứt răng số 7 là một trong những bệnh lý hay gặp với triệu chứng điển hình là cảm giác đau nhức
Nứt răng số 7 là một trong những bệnh lý hay gặp với triệu chứng điển hình là cảm giác đau nhức, buốt nhói nếu ăn phải đồ cứng và hết ngay sau khi ngừng nhai. Bệnh này sẽ được điều trị dễ dàng trong giai đoạn sớm nên cần chú ý triệu chứng để đi thăm khám kịp thời. Ngược lại nếu chủ quan không điều trị thì vết nứt sẽ ăn sâu vào sàn tủy, lúc đó sẽ phải tiến hành nhổ bỏ răng số 7. Biện pháp khắc phục cho những người bị nứt răng hiệu quả là bọc mão sứ cho răng này.
2.4 Áp xe gây đau răng số 7
Đây là một thể bệnh nhiễm trùng răng thường gặp chủ yếu là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào khu vực dây thần kinh dưới chân răng. Khi đó sẽ tạo thành một khối mủ hay còn gọi là khối áp xe ở vị trí răng số 7 sẽ gây ra đau nhức khó chịu cho người bệnh. Khối áp xe này có thể lan rộng ra nhiều bộ phận khác trên cơ thể nên cần đặc biệt chú ý. Có hai loại áp xe răng phổ biến như sau:
– Loại thứ nhất là áp xe hình thành ở dưới chân răng gây ảnh hưởng đến chân răng.
– Loại thứ hai xảy ra khi có các vấn đề nha chu nghiêm trọng gọi là áp xe vùng nha chu (nướu).
Cả hai loại áp xe răng số 7 sẽ đều hình thành các túi mủ chứa đầy vi khuẩn. Theo các chuyên gia, áp xe chân răng thường hay đi kèm với tình trạng sâu răng nặng bởi khi mà sâu răng đã ăn hết thân răng sẽ làm cho buồng tủy bị viêm. Lúc này chất dịch ở chỗ tủy viêm đó sẽ chảy xuống chân răng tạo ra khối mủ chứa đầy vi khuẩn.
Ngoài dấu hiệu sưng đau, áp xe răng số 7 còn làm cho răng lung lay do xương ổ không còn đứng vững. Ngoài ra một số người còn bị sốt, nổi hạch ở cổ, miệng có mùi hôi do túi áp xe chứa mủ tạo nên.
>>>>>Xem thêm: Niềng răng tháo lắp và hiệu quả bất ngờ
Áp xe gây đau răng số 7 cần phải điều trị gấp để tránh những hệ lụy nguy hiểm về sau
Việc điều trị áp xe răng số 7 có 3 cách phổ biến. Với áp xe mới tiến triển ở thể nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng và vệ sinh tại vị trí áp xe và kê đơn thuốc giảm đau để hỗ trợ tại nhà. Với trường hợp nặng hơn nhưng chưa răng chưa hỏng hoàn toàn thì sẽ áp dụng điều trị tủy, loại bỏ phần mô bị viêm. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ rạch túi áp xe để hút hết phần mủ, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công trở lại. Trong trường hợp quá nghiêm trọng như thân răng và tủy răng đều bị hư hỏng nặng và không thể bảo tồn lại được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng nhằm giải quyết hoàn toàn tình trạng áp xe.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến làm cho đau răng số 7. Nếu thấy có triệu chứng bất thường hãy nên đi khám ở nha khoa vì với mỗi nguyên nhân gây bệnh có cách khắc phục khác nhau. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau vì đây chỉ là biện pháp tạm thời, có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.