Viêm Amidan là một bệnh lý thường gặp, khiến cho người bệnh gặp nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như gây nên những bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên có phải lúc nào cũng nên cắt Amidan không?
Bạn đang đọc: Có phải lúc nào cũng nên cắt Amidan không?
1. Viêm Amidan là bệnh lý gì?
Amidan là một tổ chức lympo, được coi là hàng rào miễn dịch để ngăn cho vi khuẩn xâm nhập vào trong cổ họng. Amidan hoạt động mạnh nhất vào năm 4 – 10 tuổi, sau đó khi đến tuổi dậy thì thì khả năng miễn dịch sẽ giảm đi và không hoạt động mạnh nữa. Viêm Amidan là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập vào và tấn công khu vực mũi họng, Amidan không đủ sức kháng lại và hiện tượng viêm nhiễm xảy ra. Lúc này, thay vì có chức năng bảo vệ cơ thể, amidan lại trở thành ổ viêm nhiễm và gây bệnh.
Viêm Amidan là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập vào và tấn công khu vực mũi họng, Amidan không đủ sức kháng lại và hiện tượng viêm nhiễm xảy ra.
2. Những biến chứng nguy hiểm do viêm Amidan gây ra
2.1 Biến chứng tại chỗ
Biến chứng thường gặp nhất của Amidan chính là viêm tấy hoặc bị áp-xe amidan. Tình trạng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị viêm amidan cấp tính nhưng lại không điều trị sớm, dẫn đến amidan tái phát nhiều lần và ổ viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau họng, khó nuốt, đau tai, họng bị sưng to, có cảm giác khó nói, miệng có mùi hôi, chảy nước bọt, đau đầu, sốt cao….
2.2 Biến chứng kế cận
Viêm Amidan cũng có thể gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm tấy hạch ở dưới hàm, viêm thanh – phế quản, viêm tấy hoặc có thể áp xe thành bên họng.
2.3 Biến chứng toàn thân
Khi bị viêm Amidan, người bệnh sẽ gặp những biến chứng toàn thân như viêm cầu thận, viêm khớp thấp, viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội mạc tim….Ngoài những triệu chứng đặc trưng của viêm Amidan, người bệnh cũng có thể bị nhức đầu, sốt cao, nổi ban, nôn hay nổi hạch….Ngoài ra, cũng có thể gặp hội chứng ngưng thở ở trẻ nhỏ, amidan bị quá lớn gây tình trạng khó nuốt, khó thở hoặc khó phát âm.
Tìm hiểu thêm: 4 tiêu chí quan trọng để điều trị viêm xoang hiệu quả
Ngoài những triệu chứng đặc trưng thì sốt cao cũng là một biến chứng toàn thân của viêm Amidan
3. Có phải lúc nào cũng nên cắt Amidan không?
“Có nên cắt Amidan không” có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người. Theo bác sĩ, không phải lúc nào viêm Amidan cũng cần phẫu thuật. Bệnh nhân chỉ nên phẫu thuật Amidan trong các trường hợp như:
– Đã điều trị viêm Amidan bằng nội khoa nhưng không hiệu quả: Bệnh nhân bị viêm Amidan và áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ nhưng không hiệu quả.
– Amidan bị phì đại, khiến cho đường thở bị tắc nghẽn, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
– Amidan tái phát nhiều lần trong năm, khoảng 5 – 6 lần.
– Amidan có chứa nhiều mủ và khuẩn liên cầu nhóm A: Cần phải điều trị để không gây nên các bệnh về khớp, tim hoặc viêm.
4. Phương pháp cắt Amidan hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau trong đó công nghệ Plasma Plus có xuất xứ từ Mỹ là phương pháp tân tiến nhất hiện nay với nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Sở hữu chức năng hàn mạch máu siêu nhỏ dưới 1mm, giúp ngăn chặn hoàn toàn được khả năng chảy máu.
– Lưỡi dao Plasma có thiết diện mỏng, dễ dàng bẻ cong giúp bác sĩ có thể thực hiện được thao tác cắt đốt nhanh gọn.
– Sử dụng lượng nhiệt thấp, không gây tổn thương cho những mô lân cận.
– Thời gian phục hồi nhân, bệnh nhân có thể xuất viện trong vòng 24h.
>>>>>Xem thêm: Viêm tai ngoài là gì và những điều cần biết
Công nghệ Plasma Plus có nhiều ưu điểm nổi bật và đang được sử dụng phổ biến hiện nay
5. Làm thế nào để phòng tránh viêm Amidan?
Để phòng tránh viêm Amidan, bạn cần lưu ý một số điều sau:
– Tránh để cơ thể bị lạnh (thường xuyên mặc ấm, quàng khăn….), không uống nước đá thường xuyên hay ăn những đồ lạnh khi trời trở lạnh hay cơ thể yếu.
– Có thói quen giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng thường xuyên và đúng cách, súc miệng nước muối hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm.
– Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài đường hoặc những nơi đông người để tránh việc hít phải khói bụi, mầm bệnh.
– Khi có các bệnh lý tai mũi họng hay răng hàm mặt thì cần phải thăm khám khi có dấu hiệu và điều trị dứt điểm.
– Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách rèn luyện thể chất, có chế độ ăn uống hợp lý cũng như tránh để bị cảm lạnh.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “nên cắt amidan không“. Cần lưu ý khi có dấu hiệu của viêm Amidan, không nên chủ quan tự mua thuốc về uống mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra chỉ định phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.