Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

Răng khôn bị viêm tủy là một bệnh về răng phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở vùng tủy và các mô quanh chân răng. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem răng số 8 bị viêm tủy có nguy hiểm không và nên làm gì trong trường hợp này qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

1. Tìm hiểu hiện tượng viêm tủy ở răng khôn

1.1. Tủy răng là gì?

Bên trong mỗi răng đều có một phần mô mềm chứa các hệ thống thần kinh và mạch máu được gọi là tủy răng. Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng răng và dẫn truyền cảm giác. Do đó, răng càng nhiều ống tủy càng nhạy cảm.

Thông thường, mỗi răng sẽ có ít nhất 1 ống tủy, các răng sau thì có nhiều hơn, thậm chí răng khôn có đến 4 ống tủy. tủy răng được coi là bộ phận quan trọng nhất của mỗi chiếc răng. Do đó, khi tủy răng bị viêm nhiễm sẽ gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải chữa tủy răng.

Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

Bên trong mỗi răng đều có một phần mô mềm chứa các hệ thống thần kinh và mạch máu được gọi là tủy răng.

1.2. Nguyên nhân nào khiến răng khôn bị viêm tủy?

Nguyên nhân chính gây viêm tủy răng là do vi khuẩn. Một số nguyên nhân phổ biến khiến vi khuẩn tích tụ và gây ra hiện tượng viêm tủy răng bao gồm:

– Bệnh sâu răng: Đây là nguyên nhân gây viêm tủy răng hàng đầu. Sâu răng xảy ra khi người bệnh bị vi khuẩn tấn công. Khi vi khuẩn phá hủy lớp men răng và ngà răng, xâm nhập sâu vào đến tủy răng thì gây viêm tủy răng.

– Chấn thương: Các chấn thương vật lý gây sứt mẻ, nứt vỡ răng sẽ tạo điều kiện cho thức ăn thừa mắc lại, cũng như tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và gây viêm tủy răng.

– Việc điều trị nhiều lần trên răng gây ảnh hưởng đến men răng và ngà răng. Từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tủy răng.

– Các bệnh về nha chu đều có thể gây viêm tủy ngược dòng.

– Các bệnh về răng như sai khớp cắn, răng xô lệch, nghiến răng… cũng là những lý do khiến men răng và ngà răng bị ảnh hưởng, khiến tủy răng không còn lớp bảo vệ.

Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

Bệnh sâu răng là nguyên nhân gây viêm tủy răng hàng đầu.

2. Nhận biết các giai đoạn của răng khôn bị viêm tủy

Ở mỗi giai đoạn, viêm tủy răng khôn lại có những biểu hiện khác nhau, cụ thể:

2.1. Giai đoạn đầu của răng khôn bị viêm tuỷ

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ bắt đầu thấy răng khôn ê buốt, đặc biệt là mỗi khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc khi thay đổi áp suất. Thỉnh thoảng có những đau nhức theo cơn. Ở giai đoạn này, dấu hiệu chưa rõ ràng nên nhiều người dễ dàng bỏ qua.

2.2. Trong giai đoạn tiếp theo

Sau một thời gian, người bệnh thấy đau nhức nhiều hơn ở răng khôn. Cơn đau bắt đầu lan rộng ra thậm chí đến nửa đầu, dữ dội hơn, có thể kéo dài cả ngày, đặc biệt về đêm. Các cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, người bệnh không ăn không ngủ được. Khi này, dù người bệnh có dùng thuốc giảm đau cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.

2.3. Giai đoạn sau

Nếu không được điều trị, người bệnh không còn thấy đau nữa vì tủy răng khôn lúc này đã chết. Ở vị trí răng khôn xuất hiện một lỗ hổng to khiến thức ăn thường xuyên “mắc kẹt” lại, dần gây hôi miệng. Lâu dần, vi khuẩn ở đây sẽ phát triển thành mủ, gây áp xe, phá huỷ các tổ chức quanh chân răng, khiến răng lung lay.

3. Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

Viêm tủy răng khôn là một bệnh lý khá nghiêm trọng và nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến các biến chứng đáng lo ngại sau:

– Viêm tủy răng khôn nhanh chóng dẫn đến viêm lợi và áp xe chân răng. Từ đó gây đau nhức, thậm chí sưng mặt, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung.

– Viêm tủy lâu dần làm chết tủy, dẫn đến toàn bộ phần thân răng và chân răng bị phá hủy, gây mất răng vĩnh viễn.

– Viêm tủy răng nếu không điều trị thì còn dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm ở các răng lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể tử vong.

– Viêm tủy răng khôn rất dễ dẫn đến viêm nhiễm ổ xương hàm.

– Đối với những người bệnh mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường… ổ viêm trong tủy răng dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn, nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Bọc răng khoa Răng hàm mặt – bệnh viện Thu Cúc

Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

Viêm tủy răng khôn nhanh chóng dẫn đến viêm lợi và áp xe chân răng.

4. Có nên chữa răng khôn bị viêm tuỷ?

Hiện nay, ngoài thắc mắc “có nên nhổ răng khôn không” thì “có nên chữa răng khôn bị viêm tuỷ không” cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các nha sĩ đầu ngành, đối với những trường hợp răng khôn mọc thẳng và mọc đúng vị trí thì việc chữa tủy vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc này giúp bảo tồn răng thật một cách tối đa.

Tuy nhiên, đối với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc sai tư thế… bị viêm tủy thì các nha sĩ vẫn khuyên rằng nhổ bỏ là cách tốt nhất. Việc này không chỉ giúp bảo đảm an toàn sức khỏe cho người bệnh, tránh được tình trạng đau nhức mà còn ngăn răng khôn tiếp tục mọc gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh (răng số 7).

Răng khôn bị viêm tủy nguy hiểm như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Có nên nhổ răng khôn không? Răng khôn được bảo tồn khi nào?

Đối với những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngang, mọc sai tư thế… bị viêm tủy thì các nha sĩ vẫn khuyên rằng nhổ bỏ là cách tốt nhất.

Thực tế, tất cả các răng khôn đều không có bất cứ một chức năng cụ thể nào trên cung hàm. Do đó, dù răng khôn có viêm tủy hay không thì việc nhổ bỏ cũng sẽ không gây ảnh hưởng gì tới khả năng ăn nhai của người bệnh.

Ngoài ra, khi điều trị viêm tủy hay nhổ răng khôn, người bệnh đừng quên tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn một nha khoa uy tín cũng như các nha sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm. Điều này vừa giúp quá trình điều trị và nhổ răng diễn ra thuận lợi, an toàn vừa ngăn ngừa mọi biến chứng không mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *