Không khó nếu biết cách sống chung với người bị bệnh lao

Đừng lo lắng nếu gia đình bạn đang có người thân mắc bệnh lao. Tìm hiểu cách sống chung với người bị bệnh lao sẽ giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về căn bệnh này, đồng thời trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân, hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

Bạn đang đọc: Không khó nếu biết cách sống chung với người bị bệnh lao

1. Bệnh lao có lây không?

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Dưới tác động của vi khuẩn lao, nhiều bộ phận trên cơ thể có thể bị ảnh hưởng, bao gồm phổi, hạch bạch huyết, thận, xương,… Có hai thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi.

– Lao phổi là dạng thể lao thường xuyên gặp nhất, chúng chiếm tới 80% trường hợp bị mắc lao. Nguồn lây bệnh lao chủ yếu đến từ nhóm người bệnh này, thông qua đường hô hấp.

– Lao ngoài phổi bao gồm: Lao màng phổi, lao màng bụng, lao màng não, lao màng khớp,… Những trường hợp này không có nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Bệnh lao phổi có thể lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, vi khuẩn lao phổi còn có thể lây truyền từ mẹ sang con, thông qua sinh hoạt hàng ngày hoặc lây qua đường tình dục, tiếp xúc gần. Ở người mắc bệnh lao, lượng vi khuẩn được phát tán ra không khí có thể truyền cho 10 đến 15 người.

Không khó nếu biết cách sống chung với người bị bệnh lao

Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm, có mức độ lây lan nhanh chóng

2. Nắm rõ cách sống chung với người bị bệnh lao

Đây cũng là thắc mắc thường thấy ở nhiều người đang có người thân, bạn bè mắc lao. Nắm rõ các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn chung sống thoải mái, an toàn và có khả năng tự bảo vệ bản thân. Ngoài ra, những người có nguy cơ mắc bệnh cao cần thận trọng khi tiếp xúc với người đã nhiễm vi khuẩn lao.

2.1. Vì sao cần tìm hiểu cách sống chung với người bị bệnh lao?

Nguy cơ nhiễm bệnh còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với người bệnh, tình trạng của người bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn. Cụ thể, nếu bạn tiếp xúc với người bị lao ở khoảng cách gần, hoặc sống chung trong một môi trường kín thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao là rất cao.

Đặc biệt, nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi và nói chuyện nhiều. Đối với người có miễn dịch kém, chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn từ người bệnh cũng có thể bị lao. Bệnh càng dễ lây nhiễm cho những trường hợp sau đây:

– Người bị suy dinh dưỡng

– Người có bệnh mạn tính

– Người hút thuốc nhiều

– Người hay uống rượu bia

– Người nhiễm HIV/AIDS

Có thể nói, tỷ lệ lây lan bệnh lao có thể tăng theo cấp số nhân nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu trong gia đình có người bị lao, thì việc tìm hiểu thông tin là rất cần thiết, giúp giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Kiểm tra kiến thức chị em về nhiễm nấm âm đạo

Không khó nếu biết cách sống chung với người bị bệnh lao

Người cao tuổi, có bệnh nền nằm trong nhóm nguy cơ bị lây bệnh cao

2.2. Hướng dẫn người khỏe cách sống chung với người bị bệnh lao

Nếu bạn đang sống chung với người bị bệnh lao, có một số điều bạn có thể làm để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm, bao gồm:

– Tránh tiếp xúc gần, không ở trong cùng một phòng với người bệnh trong thời gian dài. Không ôm hôn người bệnh, và không ngồi gần người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi.

Nếu có thể, hãy cho người bệnh ở trong phòng riêng, hoặc một khu vực riêng trong nhà. Ngoài ra, cần giữ cho phòng của người bệnh sạch sẽ và thông thoáng. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự phát tán của vi khuẩn lao. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên lau dọn và khử trùng các bề mặt trong nhà, đặc biệt là các bề mặt mà người bệnh thường tiếp xúc.

– Hãy đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể bạn.

– Hướng dẫn người bệnh khạc nhổ vào khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác có nắp đậy kín.

– Hãy đảm bảo người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều trị lao thành công sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người khác.

– Tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và giữ tinh thần thoải mái.

– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.

Nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào về việc sống chung với người bị bệnh lao, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể cung cấp cho bạn thêm thông tin và lời khuyên cụ thể.

Không khó nếu biết cách sống chung với người bị bệnh lao

>>>>>Xem thêm: Chủ động phòng tránh bệnh cúm mùa

Thường xuyên vệ sinh tay nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn

3. Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh lao?

Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh lao, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều trị lao sớm và đầy đủ có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy hô hấp và tử vong. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh lao:

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mọi người, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch hay đang mắc các bệnh lý nền. Nếu tiếp xúc, hãy tuân thủ các cách đã đề cập ở trên để giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm.

– Thăm khám ngay khi nghi ngờ bị lao. Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của bạn. Nếu bạn có nguy cơ bị bệnh lao, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa thông qua tiêm phòng và xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày. Nếu xác định đã mắc bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, giúp tăng cơ hội chữa bệnh thành công.

– Trong trường hợp mắc bệnh lao, hãy tuân thủ nguyên tắc điều trị. Cụ thể, người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều, đều đặn và dùng thuốc đủ thời gian mà bác sĩ chỉ định. Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp, có thể kết hợp thuốc kháng sinh nhằm đạt hiệu quả điều trị như ý. Việc tuân thủ các nguyên tắc trên nhằm đảm bảo cơ thể đáp ứng thuốc, tránh hiện tượng kháng thuốc và kéo dài thời gian chữa trị.

Ngoài ra, cần chủ động phòng bệnh bằng việc xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, giảm thiểu các thói quen xấu như hút thuốc, lạm dụng rượu bia. Hãy tiêm phòng lao để tạo hệ miễn dịch chủ động cho cơ thể, đồng thời góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật cho xã hội. Mọi thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ với TCI để được hỗ trợ giải đáp!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *