Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tác động trực tiếp đến chức năng tiêu hóa của trẻ khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị ảnh hưởng. Chính vì thế, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị viêm loét dạ dày tá tràng cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương một hay nhiều vùng niêm mạc dạ dày tá tràng, phá hỏng cấu trúc mô học của cơ quan này.
Các vị trí viêm loét bao gồm viêm dạ dày, viêm hang vị, loét hang vị, viêm tâm vị, viêm hoặc loét bờ cong nhỏ, loét tiền môn vị, viêm loét hành tá tràng hoặc viêm toàn bộ dạ dày và tá tràng…
Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Người ta chia các nguyên nhân gây bệnh ra thành 2 dạng là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Cụ thể:
-Nguyên nhân nguyên phát: Do vi khuẩn Helicobacter pylori, chiếm 70 – 90% các ca nhiễm bệnh.
-Nguyên nhân thứ phát gồm: Thuốc (một số loại thuốc chống viêm giảm đau không steroid như Aspirin, Diclofenac, Ibuprofen…) và hóa chất độc hại; căng thẳng – stress kéo dài; chế độ ăn uống không khoa học…

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu tiền – Cách xác định chi phí

Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Trẻ bị viêm loắt dạ dày tá tràng sẽ có những triệu chứng dưới đây:
-Đau rát ở bụng vùng giữa xương ức và rốn
-Đau ngực
-Buồn nôn và nôn
-Sút cân
-Chán ăn
-Khó nuốt
-Nấc cục và ợ nóng thường xuyên
– Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu…

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

-Khám lâm sàng, hỏi tiền sử mắc bệnh ở trẻ, các yếu tố nguy cơ như các loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày, người trong gia đình mắc bệnh, các triệu chứng hiện tại, tìm dấu hiệu suy dinh dưỡng.
-Xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh bằng nội soi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
-Đối với trường hợp trẻ nhiễm virus HP, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh với thuốc ức chế acid dạ dày.
-Nếu trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng không do vi khuẩn HP, có thể ức chế bơm proton hoăc khác thực thể  H2.
-Các nguyên nhân tâm lý, chế độ dinh dưỡng cần được điều trị hiệu quả bởi cha mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ ngay cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm.
-Cho trẻ ăn đầy đủ các thức ăn theo 4 ô vuông thực phẩm, không sử dụng các thức ăn kích thích.

Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Phương pháp nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

Khi có những dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Khám và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Thu Cúc

Trẻ đến khám và điều trị viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện sẽ được:
-Thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và yêu trẻ
-Thăm khám và điều trị bằng các trang thiết bị hiện đại như máy nội soi tiên tiến, phòng nội soi vô khuẩn…
-Chi phí hợp lý, được thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định
-Cha mẹ có thể đặt lịch khám nhanh chóng thông qua tổng đài 1900 55 8896 để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong sắp xếp công việc.

Ý kiến người bệnh

Chuyên khoa Tiêu hóa Bệnh viện Thu Cúc khám và điều trị các bệnh đường tiêu hóa rất tốt. Con gái tôi 12 tuổi, từng bị viêm loét dạ dày hành tá tràng. Sau khi thăm khám và điều trị tại bệnh viện Thu Cúc nay đã khỏi bệnh. Tôi thấy rất hài lòng về chất lượng dịch vụ của bệnh viện Thu Cúc...” anh Trần Minh Khang – Hà Nội chia sẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *