Nằm lòng các kiến thức cần biết cho người bị đứt gân tay

Không hiếm các trường hợp xô xát đánh nhau, tai nạn lao động… gây đứt gân tay. Tổn thương này tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng chúng có thể để lại di chứng nặng nề về sau như mất khả năng lao động, ảnh hưởng đế sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài việc phòng tránh nguy cơ có thể gây nên đứt gân tay, mỗi người cũng cần trang bị cho mình kiến thức về chấn thương này để biết cách xử trí, điều trị hiệu quả.

Bạn đang đọc: Nằm lòng các kiến thức cần biết cho người bị đứt gân tay

Những nguyên nhân gây đứt gân tay ít biết

Thông thường, nhiều người cho rằng chỉ khi có những tác động trực tiếp lên tay thì gân mới có thể bị tổn thương. Tuy nhiên, chính những tai nạn trong lao động, tập luyện cũng tiềm ẩn nguy cơ đứt gân tay, nói cách khác, chúng ta có thể bị đứt gân tay vì những nguyên nhân không ngờ:

Nằm lòng các kiến thức cần biết cho người bị đứt gân tay

Đứt gân tay là chấn thương xảy ra khá phổ biến

Tập thể thao: Tập thể thao quá sức, mang vác tạ nặng có thể gây đứt gân cho người tập luyện. Nhất là ở người già, những người không có kỹ thuật tập luyện, nguy cơ đứt gân càng cao.

Vật sắc nhọn: Không ít bệnh nhân bị đứt gân tay vì mảnh kính cứa, đứt gân do máy móc trong quá trình sản xuất,.. Đây là những tai nạn vô tình khiến người bệnh ít đề phòng

Tai nạn xe cộ: Tai nạn trong quá trình giao thông khiến gân tay phải chịu một lực lớn, vô tình cứa vào các vật sắc nhọn xung quanh cũng có thể khiến bệnh nhân bị đứt gân tay.

Nhiều trường hợp đứt gân khác là do đánh nhau, gặp phải các sang chấn tâm lý tự làm tổn thương gây tay cũng cần chú ý và có các biện pháp ngăn chặn từ sớm.

Các dạng đứt gân tay

Ở từng vị trí bị tổn thương sẽ có những dạng đứt gân khác nhau, cụ thể là:

Đứt gân khuỷu tay

❊ Đứt gân cổ tay

Đứt gân ngón tay

Ở mỗi vị trí đứt gân sẽ làm giảm khả năng vận động, gây nên các cơn đau cũng như cảm thấy yếu, không có lực ở tay. Phổ biến nhất là đứt gân duỗi ngón tay – gân khớp ngoài cùng của ngón tay bị đứt khiến đầu ngón tay gập vào. Đứt gân duỗi ngón tay còn có tên gọi “ngón tay bóng chày” và gặp nhiều hơn trong quá trình tập luyện thể thao. Loại tổn thương này cũng có thể gặp phải do thực hiện động tác khiến khớp bị gập quá mức.

Đứt gân tay có nguy hiểm không?

Đứt gân ban đầu có thể không nguy hại đến tính mạng bệnh nhân nhưng chúng lại làm mất khả năng vận động thậm chí khiến người bệnh tàn phế. Nguy cơ này cao hơn ở những bệnh nhân không phát hiện bệnh cũng như điều trị từ sớm.

Không chỉ là vấn đề sức khỏe mà ngay cả tâm lý của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu khả năng vận động bị suy giảm, không thể tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt bình thường.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao?

Nằm lòng các kiến thức cần biết cho người bị đứt gân tay

Nhiều người cho biết họ bị đứt gân tay do va phải mảnh kính

Điều trị đứt gân tay như thế nào?

Đứt gân tay hiện được áp dụng phương pháp điều trị nẹp, cố định tay hoặc phẫu thuật nối gân để gân liền lại. Phẫu thuật này không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi người bệnh tuân thủ chỉ định sau phẫu thuật và vật lý trị liệu phục hồi chức năng để tay có thể vận động trở lại bình thường.

Mỗi vị trí đứt gân cũng như độ nghiêm trọng của đứt gân tay sẽ có thời gian phục hồi khác nhau.

Đứt gân tay bao lâu thì lành?

Sau phẫu thuật nối gân, bệnh nhân sẽ phải nẹp cố định vị trí đứt gân khoảng 1 – 2 tháng để gân liền. Sau tháo nẹp, tháo bột, bệnh nhân cần tập luyện tránh cứng khớp và phục hồi khả năng vận động. Thời gian có thể kéo dài 5 – 6 tháng tùy mức độ cũng như hiệu quả tập luyện.

Vật lý trị liệu đứt gân tay

Khác với các bộ phận khác trên cơ thể, tập phục hồi sau chấn thương để tăng sức mạnh thì riêng đứt gân tay đòi sỏi sự tinh tế để bàn tay lấy lại khả năng vận động toàn diện của mình.

Ở bàn tay:

Đứt gân ở bàn tay dễ gây di chứng co quắt và tay duỗ ngửa ra. Với dạng tay co quắp, người bệnh có thể áp dụng bài tập búng dây chun còn tay duỗi cứng thì tập bóp bong bóng cao su. Mỗi động tác nên thực hiện 2 lần sáng tối, mỗi lần 30 phút.

Nằm lòng các kiến thức cần biết cho người bị đứt gân tay

>>>>>Xem thêm: Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bài tập bóp bóng cải thiện khả năng vận động sau điều trị đứt gân tay

Cơ sấp cẳng tay:

Ngồi ngay ngắn trên ghế trong tư thế lưng thẳng, người vuông góc với đùi, tay để thẳng theo thân người, cánh tay vuông góc với cánh tay. Khi đó, cẳng tay để hướng lòng bàn tay hướng lên trên rồi từ từ úp xuống dưới, lặp lại độgn tác này 1 giờ, ngày 2 lần sáng tối để vững gân và trơn tru gân sấp.

Cơ ngửa cẳng tay:

Tập tương tự cơ sấp cẳng tay, chỉ khác là lòng bàn tay trong tư thế hướng xuống dưới và tập cố gắng ngửa bàn tay, ngón tay hướng lên trên sau đó quay lại vị trí ban đầu.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *